Danh mục

Bài giảng Đau bụng trẻ em

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.07 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi hoàn thành Bài giảng Đau bụng trẻ em, học viên có thể nêu định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của đau bụng; trình bày đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đau bụng trong một số trường hợp như nhiễm giun, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày - tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật; nêu nguyên nhân của đau bụng theo lứa tuổi; nêu xử trí đau bụng theo triệu chứng và nguyên nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đau bụng trẻ em ĐAU BỤNG TRẺ EM Mục tiêu 1. Nêu định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của đau bụng 2. Trình bày đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đau bụng trong một số trường hợp như nhiễm giun, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày-tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật. 3. Nêu nguyên nhân của đau bụng theo lứa tuổi 4. Nêu xử trí đau bụng theo triệu chứng và nguyên nhân Nội dung 1. Định nghĩa đau bụng cấp, đau bụng tái diễn hay đau bụng kéo dài. Đau bụng là một triệu chứng chủ quan của bệnh nhân do xung động bệnh lý ở phủ tạng truyền vào thần kinh trung ương. Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em trên 5 tuổi nhất là lứa tuổi từ 8 - 10 . - Đau bụng cấp là trường hợp đau ở vùng bụng mới xảy ra, có ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ - Đau bụng mạn tính hay đau bụng kéo dài hoặc tái diễn là những trường hợp đau bụng xảy ra từ ba đến nhiều đợt hàng tháng ít nhất trên 3 tháng. Khoảng 10 - 15% trẻ em từ 5 - 15 tuổi đã từng bị đau bụng mạn tính 2. Cơ chế bệnh sinh của đau bụng Đau ở các tạng ổ bụng có thể do : - Căng dãn thành tạng rỗng hay thanh mạc bọc các tạng đặc : bình thường, các phủ tạng trong bụng không có cảm giác đối với nhiều xung đột động. Nhưng dây thần kinh của phủ tạng nhạy cảm nhất với sự căng của thành ruột do phúc mạc bị kéo (trường hợp ung thư) hay một tạng rỗng bị căng (đau bụng do sỏi mật) hay do ruột bị co bóp mạnh (tắc ruột). Những đầu dây thần kinh cảm giác đau của các tạng rỗng như ruột, bàng quang, thấy ở lớp cơ của thành những phủ tạng này. Ở những phủ tạng đặc như gan, thận dây thần kinh cảm giác đau ở các bao và khi bao này bị căng ra vì tạng đó sưng lên, bệnh nhân bị đau bụng. Mạc treo ruột, lá thành của phúc mạc và phần bao bọc mặt sau bụng nhạy cảm với cảm giác đau; mạc nối lớn không có cảm giác đau. Đối với lách, lách chỉ đau khi bị căng nhanh. - Do viêm nhiễm : Viêm do vi khuẩn hay do hoá chất có thể gây đau bụng. Tổ chức tế bào bị viêm và cương tụ, gây kích thích như đầu dây thần kinh và hạ thấp ngưỡng đau của phủ tạng, đối với các xung động khác. Các nhà nghiên cứu cho là viêm gây đau bụng bởi tác động của hormone như bradykinin, serotonin, histamin hay prostaglandin - Hoặc do thiếu máu cục bộ : thiếu máu cục bộ gây đau bụng vì làm tăng đậm độ các chất chuyển hoá ở vùng có dây thần kinh cảm giác. Nó còn làm hạ “ngưỡng đau” đối với xung động bệnh lý khác, những mạch máu khác ở phủ tạng cũng có dây thần kinh cảm giác đau, nên khi các mạch máu này bị căng ra cũng gây đau bụng. 1 3. Dược lý của một số thuốc chống co bóp và thuốc giảm đau. * No-spa (Drotaverine chlorhydrate 40mg/viên) - Chống co thắt cơ trơn không thuộc nhóm kháng cholin - Hấp thu qua đường uống tương đương với đường tiêm. Hấp thu hoàn toàn sau 12 phút. Thời gian bắt đầu tác dụng sau khi tiêm là 2 - 4 phút, tối đa sau 30 phút. Thời gian bán hủy 18 - 22 giờ. Chuyển hoá tại gan - Chỉ đinh : co thắt dạ dày - ruột, hội chứng ruột kích thích, cơn đau quặn thận và co thắt đường niệu - sinh dục (sỏi thân, sỏi niệu quản, viêm bể thận, viêm bàng quang) - Liều lượng và cách dùng : + Trẻ từ 1- 6 tuổi : 2-3 viên/ngày, mỗi lần 1/2-1 viên + Trẻ trên 6 tuổi : 2-5 viên/ngày, mỗi lần 1 viên 4. Đặc điểm lâm sàng của một số trường hợp đặc biệt : 4.1. Nhiễm giun : đau bụng quanh rốn hay thượng vị, có khi nổi gò ở thành bụng, đau bụng gây nôn ói, tiêu chảy. Giun có thể cuộn thành búi và gây tắc ruột. Giun có thể chui vào các ống dẫn mật, ống tụy và gây tắc. Ngoài ra trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hoá như chậm tiêu, ăn không ngon miệng, không biết đói. 4.2. Giun chui ống mật : đau bụng dữ dội, đau từng cơn vùng quanh rốn, đau lan ra vùng hạ sườn phải, kèm theo nôn, buồn nôn, có thể nôn giun, ỉa ra giun. 4.3. Ngộ độc thức ăn do vi trùng: do ăn phải thức ăn có vi trùng hoặc độc tố vi trùng, thường xảy ra trong tập thể, nhiều người cùng bị, đau bụng quanh rốn, đau từng cơn, kèm nôn ói, tiêu chảy, sốt,.... 4.4. Viêm dạ dày-tá tràng : đau thượng vị tái phát khi ăn, kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu phân đen, gia đình có tiền sử viêm loát dạ dày tá tràng. không có triệu chứng của bệnh cơ quan khác, xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường. 4.5. Viêm ruột thừa cấp : Viêm ruột thừa cấp tính thườpng gặp ở lứa tuổi từ 0 - 5 tuổi là 28,5%, từ 6 - 10 tuổi là 43 % và từ 11 - 15 tuổi là 28,5%. Tỉ lệ nam/nữ là 1,6/1 (1,2) - Đau bụng ở hố chậu phải, đau xuất hiện tự nhiên, không dữ dội - Buồn nôn hay nôn - Sốt nhẹ - Khó chịu mệt mõi toàn thân - Các rối loạn xảy ra đột ngột hay từ từ trong vài giờ, dưới 3 ngày - Khám bụng thấy điểm đau khu trú tại một điểm chính xác nhưng định khu khác nhau tùy theo vị trí của ruột thừa : hố chậu phải (điểm Macburney dương tính), trên và sau xương chậu, thuộc khung chậu (thăm trực tràng có giá trị chẩn đoán, và các dấu hiệu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: