Danh mục

Bài giảng Luật tài chính công: Bài 6 - TS. Vũ Duy Nguyên

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.68 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Luật tài chính công: Bài 6 Pháp luật về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được định nghĩa, đặc điểm, nội dung và các biện pháp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhằm phát hiện các sai phạm trong lĩnh vực tài chính công; các yêu cầu chủ yếu trong công tác kiểm tra, thanh tra kiểm toán trong lĩnh vực tài chính công; sự cần thiết và các biện pháp xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Luật tài chính công: Bài 6 - TS. Vũ Duy Nguyên LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 1 v1.0014110228 BÀI 6 PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS Vũ Duy Nguyên 2 v1.0014110228 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được định nghĩa, đặc điểm, nội dung và các biện pháp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhằm phát hiện các sai phạm trong lĩnh vực tài chính công; các yêu cầu chủ yếu trong công tác kiểm tra, thanh tra kiểm toán trong lĩnh vực tài chính công; sự cần thiết và các biện pháp xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công. • Trình bày được định nghĩa, vai trò cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công. 3 v1.0014110228 KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:  Lý luận nhà nước và pháp luật;  Luật Hiến pháp;  Luật Thương mại. 4 v1.0014110228 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc Giáo trình Pháp luật tài chính công, Giáo trình quản lý tài chính công; các tài liệu tham khảo liên quan. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài, các câu hỏi trắc nghiệm trong bài giảng. • Tìm hiểu thêm các vụ việc xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài chính công. 5 v1.0014110228 CẤU TRÚC NỘI DUNG Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, thanh tra, kiểm 6.1 toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công Những vấn đề pháp lý về kiểm tra, thanh tra, kiểm 6.2 toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công 6 v1.0014110228 6.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG 6.1.1. Một số vấn đề lý luận về 6.1.2. Một số vấn đề về xử kiểm tra, thanh tra, kiểm toán lý vi phạm trong lĩnh vực tài trong lĩnh vực tài chính công chính công 7 v1.0014110228 6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG a. Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công • Theo Từ điển tiếng Việt thì “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. • Về mặt quản lý chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế. Kiểm tra là một chức năng trong quy trình quản lý: Hoạch định, Tổ chức thực hiện, Kiểm tra và Điều chỉnh. Do vậy, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý cấp trên với cơ quan cấp dưới, của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. • Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công là các tác nghiệp của chủ thể quản lý nhằm xem xét tính hợp lý, tính tuân thủ các luật liên quan đến lĩnh vực tài chính công của các đối tượng có hoạt động tham gia vào lĩnh vực tài chính công. 8 v1.0014110228 6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo) a. Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo) • Đặc điểm kiểm tra:  Rà soát, xem xét, đánh giá tính hợp lý, tính tuân thủ pháp luật của đối tượng bị kiểm tra trong hoạt động thu, chi tài chính trong lĩnh vực tài chính công.  Kiểm tra theo niên độ ngân sách nhà nước trong hoạt động thu, chi.  Kiểm tra mang tính bắt buộc, tính quyền lực và tính thống nhất. • Nội dung kiểm tra:  Báo cáo quyết toán tài chính năm của tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực tài chính công.  Tính hợp lý, chính xác và tính tuân thủ pháp luật tài chính nhà nước của các báo cáo quyết toán. • Phương pháp kiểm tra:  Phương pháp kiểm tra trực tiếp;  Phương pháp kiểm tra gián tiếp. 9 v1.0014110228 6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo) b. Thanh tra trong lĩnh vực tài chính công • Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. • Từ điển pháp luật Anh - Việt, “Thanh tra là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra”. • Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích “Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định - sự tác động có tính trực thuộc”. • Từ điển tiếng Việt “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra của Bộ” và “đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất đị ...

Tài liệu được xem nhiều: