Bài giảng Marketing cơ bản: Chương 1 - ThS. Nguyễn Cẩm Giang
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Marketing cơ bản: Chương 1 - ThS. Nguyễn Cẩm Giang MARKETING CƠ BẢN Giảng viên: ThS. Nguyễn Cẩm Giang Bộ môn: Quản trị Kinh doanh- 206a C9 Email: giang.nguyencam@hust.edu.vn MARKETING CƠ BẢN Chương 1: Tổng quan về Marketing Mục tiêu của chương 1 Sau chương này, sinh viên có thể: • Biết những khái niệm cốt lõi của marketing • Hiểu được bản chất của marketing • Tổng hợp những triết lý kinh doanh và đánh giá được hai triết lý đang phổ biến • Phân tích được vai trò của marketing đồng thời những thách thức đối với hoạt động marketing © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐3 Nội dung của chương 1 1.1. Thuật ngữ marketing 1.2. Marketing với tư cách là một triết lí kinh doanh 1.3. Những khái niệm cốt lõi 1.4. Vai trò của marketing 1.5. Những thách thức đối với hoạt động marketing © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐4 1.1. Thuật ngữ marketing © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung 5 1.1.1. Định nghĩa marketing 1.1.1.1. Định nghĩa mang tính xã hội “ Marketing là những hoạt động mang tính xã hội của các cá nhân và nhóm người, nhằm có được những thứ họ cần và họ muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi một cách tự do các sản phẩm hữu hình và các dịch vụ có giá trị với những người khác” (Philip Kotler, 2009) Philip Kotler: • Là Giáo sư Khoa Marketing trường Đại học Nothwestern, Mỹ. • Là một trong những chuyên gia hàng đầu về marketing, sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và được dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới. © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐6 Định nghĩa của Philip Kotler cho thấy: • Marketing là một dạng hoạt động xã hội, tức là hoạt động của con người tác động lên con người; • Sự thỏa mãn nhu cầu là mục đích của hoạt động marketing; • Marketing có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào khi một chủ thể xã hội (cá nhân hoặc tổ chức) cố gắng trao đổi một thứ gì đó với một chủ thể xã hội khác; • Trao đổi là phương tiện để đạt được sự thỏa mãn và là bản chất của hoạt động marketing. Thông qua trao đổi, các chủ thể xã hội thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ. © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐7 1.1.1. Định nghĩa marketing 1.1.1.2. Định nghĩa mang tính quản trị “ Marketing là một chức năng của tổ chức và là một tập hợp các quá trình nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị tới các khách hàng và nhằm quản trị các quan hệ với khách hàng theo những cách thức có lợi cho tổ chức và các bên liên quan tới tổ chức đó” (AMA, 2012) AMA: American Marketing Association © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐8 Định nghĩa này cho thấy: • Marketing là hoạt động quản trị của tổ chức • Khách hàng mục tiêu là đối tượng tác động của hoạt động marketing • Mục đích của hoạt động marketing là thoả mãn khách hàng và đạt mục tiêu của tổ chức • Phạm vi hoạt động của marketing là các quyết định về thiết kế sản phẩm, định giá, phân phối và xúc tiến bán © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐9 1.1.2. Phân biệt các khái niệm Marketing vs tiếp thị Marketing vs tiêu thụ/ bán hàng Chuẩn bị sản Bán hàng Dịch vụ sau Sản xuất xuất (Gêu thụ) bán hàng MARKETING © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐10 1.2. Marketing với tư cách là một triết lí kinh doanh © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung 11 1.2. Marketing với tư cách là một triết lí kinh doanh Định hướng Định MarkeGng vị Định hướng sản phẩm hướng MarkeGng sản xuất Xã hội bán hàng © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐12 • Quan điểm định hướng sản xuất khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm được bán rộng rãi và giá hạ. Những người lãnh đạo các tổ chức theo quan điểm hướng sản xuất thường tập trung sức lực vào việc nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng phạm vi phân phối. Chưa xuất hiện khái niệm về markeGng © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐13 • Quan điểm định hướng sản phẩm khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích sản phẩm có chất lượng cao nhất, công dụng nhiều hay có những tính năng mới. Những người lãnh đạo các tổ chức theo quan điểm hướng sản phẩm thường tập trung sức lực vào việc làm ra những sản phẩm thượng hạng và thường xuyên cải tiến chúng. Chưa xuất hiện khái niệm về markeGng © Nguyễn Cẩm Giang Chương 1: Giới thiệu chung M1-‐14 • Quan điểm định hướng bán hàng khẳng định rằng nếu cứ để yên thì người tiêu dùng thường sẽ không mua sản phẩm của công ty với số lượng khá lớn. Vì vậy, tổ chức cần phải có nhiều nỗ lực tiêu thụ và xúc tiến bán. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Marketing cơ bản Marketing cơ bản Triết lí kinh doanh Vai trò của marketing Hoạt động marketing Tổng quan về marketingTài liệu cùng danh mục:
-
6 trang 950 16 0
-
37 trang 660 11 0
-
6 trang 391 0 0
-
Bài giảng Quản trị bán hàng (2020): Phần 1
69 trang 322 2 0 -
Bài giảng Hành vi khách hàng - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
87 trang 267 1 0 -
Lecture Principles of Marketing - Chapter 14
36 trang 265 0 0 -
Lecture Principles of Marketing: Chapter 6
25 trang 249 1 0 -
Bài giảng Truyền thông marketing – TS. Nguyễn Thượng Thái
151 trang 248 1 0 -
4 trang 237 0 0
-
Lecture Principles of Marketing: Chapter 10
28 trang 233 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0