Danh mục

Bài giảng Mô phôi: Mô thần kinh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Mô phôi: Mô thần kinh" cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh, mô tả được cấu tạo của một Neuron, mô tả được cấu tạo của synapse thần kinh và cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh, mô tả được cấu tạo và chức năng của các loại tế bào thần kinh đệm. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Mô phôi: Mô thần kinh Mä tháön kinh- Mä Phäi 37 MÔ THẦN KINH.Mục tiêu học tập1.Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh.2. Mô tả được cấu tạo của một Neuron.3. Mô tả được cấu tạo của synapse thần kinh và cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh.4. Mô tả được cấu tạo và chức năng của các loại tế bào thần kinh đệm. Mô thần kinh bao gồm những tế bào đã biệt hoá cao để cảm nhận kích thích, tạo xungđộng và dẫn truyền xung động đó. Mô thần kinh phân bố hầu như khắp cơ thể tạo thành mộthệ thống thông tin hoàn chỉnh điều hoà hoạt động các mô và cơ quan trong cơ thể, làm cho cơthể trở thành một thể hoàn chỉnh và thống nhất. Mô thần kinh được cấu tạo bởi 2 loại tế bào: Tế bào thần kinh chính thức (Neuron) vàtế bào thần kinh đệm. Mô thần kinh tạo thành những cấu trúc và tập hợp của những cấu trúc đó được gọi làhệ thần kinh. Về mặt giải phẫu, hệ thần kinh được chia làm 2 nhóm: - Hệ thần kinh trung ương nằm trong hộp sọ và cột sống: gồm não bộ và tuỷ sống. - Hệ thần kinh ngoại biên: Bao gồm các dây thần kinh và các hạch thần kinh, các đầutận cùng thần kinh.I. NEURON Neuron là đơn vị cấu tạo và chức năng của mô thần kinh. Ðó là những tế bào có cấutạo đặc trưng, thích ứng với chức năng tiếp nhận và dẫn truyền xung động thần kinh. Hìnhthái và kích thước của neuron rất đa dạng. Mỗi neuron có 3 phần chính: thân neuron chứanhân, là trung tâm dinh dưỡng tiếp nhận và phân tích các tín hiệu, các nhánh neuron (đuôi gaivà sợi trục) là phần kéo dài từ thân Neuron, đầu tận cùng thần kinh (cúc tận cùng của sợinhánh hoặc sợi trục).1. Cấu tạo neuron1.1. Thân neuron Thân Neuron có hình dạng khác nhau, thường là hình sao, hình cầu, hình tháp. Kíchthước thân cũng rất khác nhau, từ 4 - 6 (m ở tế bào lớp hạt của tiểu não, đến 130 (m ở tế bàoBetz của vỏ bán cầu đại não. Hầu hết các tế bào thần kinh đều có một nhân hình cầu, bàotương chứa hầu hết các bào quan phổ biến, đặc biệt lưới nội bào có hạt rất phát triển, cùng vớicác đám ribosom tự do chúng tạo thành những vùng ưa màu base đậm, phân bố đều khắp bàotương thân neuron gọi là thể Nissl. Bào tương của thân neuron còn chứa nhiều xơ thần kinh vàvi ống thần kinh. Hình dạng của thân và các nhánh neuron được duy trì bởi xơ thần kinh. Cácvi ống (siêu ống) có tác dụng vận chuyển các chất từ vùng này đến vùng khác của neuron. Trong thân Neuron còn chứa những hạt mỡ, hạt glycogen, hạt vùi màu nâu hoặc màuđen (hạt sắc tố Lipofuscin) thường thấy ở những tế bào thần kinh già.1.2. Nhánh neuron Là các nhánh bào tương kéo dài từ thân neuron và phân nhánh nhiều lần. Căn cứ vàohướng dẫn truyền xung động thần kinh, các nhánh neuron được chia làm 2 loại: sợi nhánh vàsợi trục. 1.2.1. Sợi nhánh (đuôi gai) Là những nhánh dẫn truyền xung động thần kinh vào thânneuron. Mỗi neuron có thể có từ một đến nhiều sợi nhánh. Sợi nhánh phân nhánh phong phúvà thường có kích thước nhỏ hơn sợi trục. Bề mặt sợi nhánh thường không đều đặn, có nhữngchồi, hay gai lồi ra, đây là những vị trí tiếp xúc, liên hệ với các neuron xung quanh. Trong bàotương của sợi nhánh chứa lưới nội bào có hạt, ty thể, xơ thần kinh và các vi ống thần kinh. Ởphần tận cùng các nhánh tận của sợi nhánh thường phình ra giống như những hạt cúc gọi làcúc tận cùng (đầu tận cùng). Mä tháön kinh- Mä Phäi 381.2.2. Sợi trục: thường là nhánh neuron dài nhất, dẫn truyền luồng xung động thần kinh từthân neuron truyền sang tế bào khác, mỗi neuron chỉ có một sợi trục.. Sợi trục có hình trụ, kích thước và chiều dài thay đổi tùy từng loại Neuron. Sợi trụccó đường kính lớn, dẫn xung động thần kinh nhanh hơn sợi nhánh. Sợi trục có đường kinh ítthay đổi, ít chia nhánh, trên đường đi sợi trục có thể phân ra một vài nhánh bên. Phần xa củasợi trục thường chia ra các nhánh tận nhỏ, đầu cuối của các nhánh tận đó tận cùng trên nhữngtế bào kế tiếp bằng những đầu phình gọi là cúc tận cùng (đầu tận cùng). Băo tuong của sợitrục chứa ty thể, vi ống thần kinh, xơ thần kinh, không có lưới nội bào hạt và riboxom. Màng sợi nhánh và màng sợi trục đều là màng bào tương có tốc độ khử cực rấtnhanh.1.2.3. Sợi thần kinh Sợi trục và sợi nhánh của neuron là thành phần cấu tạo chủ yếu của sợi TK. Khi còn ởtrong chất xám của hệ thần kinh trung ương, các nhánh của neuron không có vỏ bọc ngoài.Khi tới chất trắng và ra vùng ngoại biên các nhánh của neuron được bọc ngoài bởi một hoặc 2bao do tế bào thần kinh đệm tạo nên. Có 2 loại sợi TK: - Sợi TK không myelin: ở hệ thần kinh trung ương, sợi thần kinh không myelin nằmtrong chất xám và chính là các nhánh bào tương (sợi nhánh hoặc sợi trục) của neuron khôngcó vỏ bọc, còn gọi là sợithần kinh trần. Ở hệ thầnkinh ngoại biên sợi thầnkinh không myelin đượcbao bọc phía ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: