Danh mục

Bài giảng môn Kiểm soát: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Phương Lan

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 841.08 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng môn Kiểm soát - Bài 3: Quy trình, công cụ và tiêu chuẩn kiểm soát" với các nội dung giúp người học nắm chi tiết hơn về quy trình kiểm soát; công cụ kiểm soát. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Kiểm soát: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Phương Lan BÀI 3 QUY TRÌNH, CÔNG CỤ VÀ TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT ThS. Nguyễn Thị Phương Lan Trường Đại học Kinh tế Quốc dânv1.0015109208 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Giả sử khi bạn tiến hành kiểm tra tại bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, bạn thấy năng suất của bộ phận sản xuất không đạt tiêu chuẩn. Bạn cần tìm nguyên nhân của sự sai lệch giữa mức năng suất mong muốn và mức năng suất hiện tại. 1. Hãy nêu 5 vấn đề mà bạn muốn kiểm tra để xem bạn có thể tìm ra nguyên nhân của sự sai lệch không? 2. Nếu có thể bạn đề ra hướng sửa chữa để trình lên ban lãnh đạo?v1.0015109208 2 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Mô tả về quy trình kiểm soát; • Xác định một số công cụ kiểm soát; • Xem xét một số tiêu chuẩn cho hoạt động kiểm soát.v1.0015109208 3 NỘI DUNG Quy trình kiểm soát Công cụ kiểm soátv1.0015109208 41. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT 1.1. Khái niệm 1.2. Xác định tiêu chuẩn kiểm soát 1.3. Đo lường và đánh giá việc thực hiện 1.4. Điều chỉnh các sai lệchv1.0015109208 5 1.1. KHÁI NIỆM • Là cố gắng một cách có hệ thống để xác định các tiêu chuẩn so với mục tiêu kế hoạch, thiết kế hệ thống thông tin phản hồi, so sánh sự thực hiện với các tiêu chuẩn, xác định và đo lường mức độ sai lệch và thực hiện việc điều chỉnh để đảm bảo rằng mọi nguồn lực đã sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong việc thực hiện mục tiêu. • Quy trình kiểm soát gồm các giai đoạn: Xác định tiêu chuẩn và lựa chọn phương pháp đánh giá; Đo lường kết quả bằng cách đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn đã được xác lập; Tiến hành điều chỉnh (nếu có).v1.0015109208 6 1.2. XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT • Tiêu chuẩn là những mốc mà từ đó người ta có thể đo lường thành quả đạt được. • Tiêu chuẩn kiểm soát tạo ra các “mốc” cần thiết để đánh giá xem những công việc đã/sẽ diễn ra có còn ở trong giới hạn cho phép hay không. • Một tổ chức thì có rất nhiều loại tiêu chuẩn kiểm soát khác nhau. Các tiêu chuẩn kiểm soát đề ra cần phải hợp lý và có khả năng thực hiện được trên thực tế.v1.0015109208 7 1.2. XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT • Các dạng tiêu chuẩn kiểm soát: Tiêu chuẩn định tính là tiêu chuẩn không biểu hiện dưới dạng các số đo vật lý hoặc giá trị. Tiêu chuẩn định lượng là những chỉ tiêu có thể đo lường bằng các đơn vị cụ thể. Dựa vào các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn đo sự thành công của các kế hoạch; là căn cứ đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của các phòng/ban, cá nhân → đo lường bằng định lượng.v1.0015109208 8 1.2. XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT Các tiêu chuẩn thực hiện chương trình: Đây là cơ sở để đánh giá việc thực hiện các chương trình mục tiêu như chương trình phát triển sản phẩm mới, chương trình cải tiến chất lượng sản phẩm. Các chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ. Các định mức kinh tế - kỹ thuật đối với quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Tiêu chuẩn về vốn: Đây là những chỉ tiêu đo lường sự thực hiện vốn đầu tư trong các doanh nghiệp như khoản thu hồi trên vốn đầu tư, tỷ lệ giữa các khoản nợ hiện có với tài sản hiện có… Tiêu chuẩn thu nhập: như khoản thu nhập trên một km xe khách chở khách, số tiền thu được trên một tấn hàng bán được…v1.0015109208 9 1.3. ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN Đo lường việc thực hiện • Đo lường kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Phải dựa vào các tiêu chuẩn đặt ra; Phải đảm bảo tính khách quan; Đảm bảo vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho cá nhân, bộ phận. • Việc đo lường chính xác kết quả thực tế sẽ mang lại những lợi ích: Dự báo được những sai sót có thể xảy ra đồng thời có những biện pháp để can thiệp kịp thời. Rút ra được những kết luận đúng đắn về hoạt động đồng thời cải tiến được công tác quản trị.v1.0015109208 10 1.3. ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN Đánh giá việc thực hiện các hoạt động • Đánh giá là sự xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường so với tiêu chuẩn. • Nếu mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch và không cần sự điều chỉnh. • Nếu kết quả thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn thì cần điều chỉnh. Phân tích nguyên nhân của sự sai lệch và những hậu quả của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cần tiến hành điều chỉnh hay không và nếu cần thì phải điều chỉnh như thế nào để đạt được hiệu quả nhất.v1.0015109208 11 1.4. ĐIỀU CHỈNH CÁC SAI LỆCH • Điều chỉnh là những tác động bổ sung trong quá trì ...

Tài liệu được xem nhiều: