Danh mục

Bài giảng Ngoại bệnh lý 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.51 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Ngoại bệnh lý 4 tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: bướu lành tiền liệt tuyến; ung thư thận; chấn thương thận kín; chấn thương bàng quang; chấn thương niệu đạo; u bàng quang; thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Ngoại bệnh lý 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường ToảnTrường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y BÀI 7: BƯỚU LÀNH TIỀN LIỆT TUYẾN ThS.Bs. Nguyễn Tuấn CảnhI. Thông tin chung1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về bệnh lý bướu lành tiền liệt tuyến.2. Mục tiêu học tập 2.1. Trình bày được giải phẫu tuyến tiền liệt và vị trí phát sinh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. 2.2. Nêu được diễn tiến tự nhiên của bướu lành tiền liệt tuyến. 2.3. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bướu lành tiền liệt tuyến. 2.4. Nắm được các biến chứng bướu lành tiền liệt tuyến. 2.5. Trình bày được chỉ định, nguyên tắc điều trị của các phương pháp điều trị u phì đại lành tỉnh tuyến tiền liệt.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức tổng quát về bệnh lý bướu lành tiền liệt tuyến vào khám, chẩnđoán, điều trị bệnh lý bướu lành tiền liệt tuyến.4. Tài liệu giảng dạy4.1. Bài giảng Gs. Hà Văn Quyết (2020). Bài giảng bệnh học Ngoại khoa, ĐH Y Hà Nội, NXBY học.4.2. Tài liệu tham khảo PGs. Phạm Văn Lình (2008). Ngoại Bệnh Lý – tập II, Bộ Y Tế, NXB Y học.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tíchcực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày cácnội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo.TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020)Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 83Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa YII. Nội dung chính1. Đại cương1.1. Mở đầu Bướu lành tuyến tiền liệt (TTL, TLT) là sự phát triển lành tính của TLT, gây ranhững biến loạn cơ năng và thực thể ở vùng cổ bàng quang, đặc biệt là làm cản trởdòng tiểu đi ra từ bàng quang. Bướu lành TLT là một bệnh hay gặp ở nam giới từsau tuổi trung niên và có xu hướng tăng lên song song với tuổi thọ. Bệnh có giaiđoạn tiềm tàng rất lâu, thông thường các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở tuổi trên55, các triệu chứng nặng dần ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và có thểgây ra nhiều biến chứng từ mức độ nhẹ đến nặng. Hiện nay, hai phương pháp phẫu thuật được coi là chuẩn vàng trong điều trịbướu lành TLT: mổ mở bóc u và cắt u nội soi qua đường niệu đạo (TURP).1.2. Sơ lược về giải phẫu TLT - TLT nằm trên hoành niệu dục, dưới bàng quang sau xương mu (phân cách bởikhoang Retzius), trước trực tràng (phân cách bởi cân Denonvillier) giữa hai cơ nânghậu môn. TLT có hình nón, đáy ở trên, đỉnh ở dưới. Kích thước trung bình 4x3x2,5cm, nặng 15 - 25 gram. - Động mạch: TLT được cung cấp bởi các nhánh của động mạch chậu trong: + Động mạch (ĐM) trực tràng giữa, ĐM thẹn trong. + ĐM bàng quang dưới (chủ yếu) → xuyên qua cơ nâng hậu môn ở đáy bàngquang → gọi là ĐM TLT: gốc của nhánh này nằm ở vị trí 5 giờ, 7 giờ. - Tĩnh mạch TLT: bao quanh vỏ dẫn tới đám rối TM Santorini. - Thần kinh: đám rối TLT tách từ đám rối hạ vị. - Cơ vòng trong: cấu tạo do sự đan chéo của các thớ cơ chóp bàng quang (BQ)→ giúp cổ BQ đóng lại ở trạng thái nghỉ và lúc phóng tinh, mở ra khi đi tiểu. - Cơ vòng ngoài (cơ vòng vân): chia làm 3 vùng, vùng 1 sát lồi tinh, vùng 2 từlồi tinh đến vỏ TLT, vùng 3 ở vỏ TLT. Tổn thương vùng 2, vùng 3 có thể gây tiểukhông kiểm sóat thực sự.TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020)Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 84Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 7.1 Giải phẫu tiền liệt tuyến - Theo McNeal, chia TLT thành 5 vùng: + Vùng ngọai vi: tương ứng với vùng đuôi theo phân chia của Gil-vernet. Làphân lớn nhất, chiếm khoảng 70%, nằm ở phía sau và hai bên niệu đạo. Là phân hayphát sinh ung thư TLT. + Vùng trung tâm: nhỏ hơn (khoảng 20%), nằm phía sau niệu đạo, là vùng cóống dẫn tinh đi qua tới ụ núi. + Vùng chuyển tiếp: nhỏ nhất, chiếm 5% khối lượng TLT ở người 30 tuổi,nằm hai bên niệu đạo, phát triển theo tuổi, phụ thuộc vào hormon nam. Đây là vùnggây tăng sinh u phì đại TLT và tạo thành hai thùy bên TLT. + Vùng tuyến xung quanh niệu đạo: nó phát triển như một tay áo theo chiềudài niệu đạo TLT. Đây cũng là nơi phát triển tạo nên thùy giữa TLT. + Vùng xơ cơ phía trước: tương ứng với các sợi cơ thắt vân ở phía trước TLT. Lợi ích của việc phân chia này là thấy được rõ trên siêu âm. Phì đại TLT thườngphát triển ở vùng chuyển tiếp.2. DỊCH TỄ HỌC Tần số xuất hiện bướu lành TLT tăng lên theo tuổi, nhưng không có sự liên quantới chế độ ăn, chủng tộc và thành phân xã hội. Bướu lành tính tuyến tiền liệt là mộtbệnh có tần suất cao xảy ra ở nam giới tuổi trung niên và tuổi già. Mặc dù còn chưaTLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020)Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 85Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Yđược xác định chắc chắn, nhưng bướu lành TLT được gặp với một tỷ lệ gần 50% ởcác đối tượng nam giới trong lứa tuổi từ 51 đến 60 tuổi, theo báo cáo của các tác giảkhác thì, tỷ lệ mắc bệnh này là 26% ở các nam giới trong những năm của thập niênthứ 5 của toàn bộ đời sống của họ, và tỷ lệ này lên tới 46% trong những năm củathập niên thứ 8 của đời sống của họ. Các nghiên cứu về dịch tễ học không thấy cósự liên quan giữa bướu lành TLT và hút thuốc lá hay tình trạng béo phì. Trên thế giới ước tính có khoảng 30 triệu người mắc bướu lành TLT. Ở nam giớitrên 50 tuổi, bệnh đứng thứ 4 sau bệnh tim mạch, rối loạn mở máu, đái tháo đườngvà tăng huyết áp. Theo Berry (1984) nghiên cứu trên giải phẫu tử thi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là20% ...

Tài liệu được xem nhiều: