Bài giảng Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
Số trang: 71
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.24 MB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 1 của bài giảng "Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh" cung cấp cho học viên những nội dung về: cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh doanh; phân tích kết quả sản xuất kinh doanh; phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Bài giảng Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Quảng Ninh tháng 8/2019 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ thế kỷ XIX đến nay, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự phát triển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý luôn phải đưa ra rất nhiều quyết định khác nhau như quyết định đầu tư, quyết định về mặt hàng, lựa chọn công nghệ máy móc thiết bị, cung ứng nguyên vật liệu, về chi phí, giá bán và về tổ chức huy động và sử dụng vốn v.v… Các quyết định của các nhà quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do họ quản lý nói riêng, của toàn ngành và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Vậy: - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? - Chủ thể nào cần phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? - Đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh? - Phương pháp và tổ chức công tác phân tích như thế nào? Đó là những nội dung cơ bản được đề cập trong chương này. 1.1. Đối tượng và ý nghĩa nghiên cứu của phân tích hoạt động SXKD 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động SXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên trong, đó là những nhân tố mang tính chất chủ quan trong quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất, trong tổ chức quản lý sản xuất, trong công tác tiếp cận với thị trường v.v…Và những nhân tố bên ngoài, đó là những nhân tố mang tính chất khách quan như sự tác động của thể chế, luật pháp, trình trạng nền kinh tế trong nước và thế giới, lãi suất, chính sách tiền lương cơ bản, lạm phát, yếu tố về công nghệ, về văn hoá xã hội v.v… Ngoài ra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các quy luật như quy luật giá trị, cung 1 cầu, cạnh tranh v.v… Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh được thu thập, ghi chép lưu trữ lại được gọi là công tác thống kê, lưu trữ. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đem những số liệu thu thập được trong quá trình sản xuất kinh doanh mổ xẻ tìm mặt ưu, khuyết, khả năng tiềm tàng và lợi thế, rủi ro giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, xác định đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh vì mục đích kinh doanh là để sinh lợi. Tóm lại: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là phân chia các hoạt động, các quá trình, kết quả kinh doanh thành các bộ phận trong sự tác động của các yếu tố và sử dụng các phương pháp để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác. Đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động SXKD Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng chính là kết qủa kinh doanh. Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hoá những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ. Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào phân tích những kết quả đã đạt được từ những hoạt động liên tục và vẫn còn tiếp diễn của DN, và dựa trên kết quả phân tích để để ra các quyết định quản trị ngắn hạn lẫn dài hạn thích hợp. 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động SXKD Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có ý nghĩa cho các đối tượng: a. Nhà quản trị doanh nghiệp 2 * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị các thông tin về: - Kết quả thực hiện các mục tiêu của kế hoạch kinh doanh. - Lợi thế, khó khăn, rủi ro và xu hướng phát triển trong thời gian tới. - Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. - Khả năng tiềm tàng sẵn có của doanh nghiệp. * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp thông tin để nhà quản trị đề ra những quyết định quản lý như: - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau thích hợp. - Đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. b. Ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp cho ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp các thông tin về: - Hiệu quả kinh doanh. - Khả năng thanh toán nợ. - Tỷ số nợ, quan hệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. - Lợi thế, khó khăn, rủi ro và xu hướng phát triển kinh doanh. * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp thông tin để ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp ra quyết định cho vay, đầu tư và bán chịu. c. Nhà nước * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp cho nhà nước thông tin của doanh nghiệp, hoặc một lĩnh vực kinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Bài giảng Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Quảng Ninh tháng 8/2019 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ thế kỷ XIX đến nay, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự phát triển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý luôn phải đưa ra rất nhiều quyết định khác nhau như quyết định đầu tư, quyết định về mặt hàng, lựa chọn công nghệ máy móc thiết bị, cung ứng nguyên vật liệu, về chi phí, giá bán và về tổ chức huy động và sử dụng vốn v.v… Các quyết định của các nhà quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do họ quản lý nói riêng, của toàn ngành và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Vậy: - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? - Chủ thể nào cần phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? - Đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh? - Phương pháp và tổ chức công tác phân tích như thế nào? Đó là những nội dung cơ bản được đề cập trong chương này. 1.1. Đối tượng và ý nghĩa nghiên cứu của phân tích hoạt động SXKD 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động SXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên trong, đó là những nhân tố mang tính chất chủ quan trong quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất, trong tổ chức quản lý sản xuất, trong công tác tiếp cận với thị trường v.v…Và những nhân tố bên ngoài, đó là những nhân tố mang tính chất khách quan như sự tác động của thể chế, luật pháp, trình trạng nền kinh tế trong nước và thế giới, lãi suất, chính sách tiền lương cơ bản, lạm phát, yếu tố về công nghệ, về văn hoá xã hội v.v… Ngoài ra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các quy luật như quy luật giá trị, cung 1 cầu, cạnh tranh v.v… Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh được thu thập, ghi chép lưu trữ lại được gọi là công tác thống kê, lưu trữ. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đem những số liệu thu thập được trong quá trình sản xuất kinh doanh mổ xẻ tìm mặt ưu, khuyết, khả năng tiềm tàng và lợi thế, rủi ro giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, xác định đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh vì mục đích kinh doanh là để sinh lợi. Tóm lại: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là phân chia các hoạt động, các quá trình, kết quả kinh doanh thành các bộ phận trong sự tác động của các yếu tố và sử dụng các phương pháp để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác. Đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động SXKD Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng chính là kết qủa kinh doanh. Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hoá những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ. Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào phân tích những kết quả đã đạt được từ những hoạt động liên tục và vẫn còn tiếp diễn của DN, và dựa trên kết quả phân tích để để ra các quyết định quản trị ngắn hạn lẫn dài hạn thích hợp. 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động SXKD Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có ý nghĩa cho các đối tượng: a. Nhà quản trị doanh nghiệp 2 * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị các thông tin về: - Kết quả thực hiện các mục tiêu của kế hoạch kinh doanh. - Lợi thế, khó khăn, rủi ro và xu hướng phát triển trong thời gian tới. - Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. - Khả năng tiềm tàng sẵn có của doanh nghiệp. * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp thông tin để nhà quản trị đề ra những quyết định quản lý như: - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau thích hợp. - Đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. b. Ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp cho ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp các thông tin về: - Hiệu quả kinh doanh. - Khả năng thanh toán nợ. - Tỷ số nợ, quan hệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. - Lợi thế, khó khăn, rủi ro và xu hướng phát triển kinh doanh. * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp thông tin để ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp ra quyết định cho vay, đầu tư và bán chịu. c. Nhà nước * Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp cho nhà nước thông tin của doanh nghiệp, hoặc một lĩnh vực kinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ sở lý luận phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh Phân tích tình hình sử dụng lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Văn Dược
117 trang 287 1 0 -
bài tập phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
2 trang 33 0 0 -
Bài giảng Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
81 trang 20 0 0 -
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp sản xuất (dùng trong các trường THCN): Phần 2
55 trang 19 0 0 -
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp - ThS. Đỗ Hồng Nhung
96 trang 18 0 0 -
Đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
42 trang 17 0 0 -
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh part 9
14 trang 16 0 0 -
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh part 6
14 trang 16 0 0 -
Luận văn: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
99 trang 15 0 0 -
89 trang 15 0 0