Danh mục

Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.11 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (74 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 gồm có 4 chương được trình bày như sau: Giải toán và ý nghĩa của thực hành giải toán ở tiểu học, thực hành giải các dạng toán điển hình, một số phương pháp thường dùng trong giải toán ở tiểu học, đánh giá kết quả học tập toán ở tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 - ĐH Phạm Văn ĐồngTRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNGKHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN--------------- * -------------BÀI GIẢNGHọc phần chuyên chọnPPDH TOÁN Ở TIỂU HỌC 2( TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC )Người biên soạn: Tạ Thanh HiếuQuảng Ngãi: 12 / 2015Trang 1LỜI NÓI ĐẦUTập bài giảng nầy là tài liệu được biên soạn dựa vào: [ 1] Đỗ Trung Hiệu, NguyễnHùng Quang, Kiều Đức Thành: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (2000) Tập 2,Phần thực hành giải toán, NXB Giáo dục, Hà Nội. [ 2] Trần Diên Hiển (2009), Thựchành giải toán tiểu học- Tập 1, 2, NXB ĐHSP Hà Nội và dựa theo đề cương chi tiếthọc phần: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 của Trường Đại học Phạm vănĐồng dùng cho sinh viên năm thứ ba trình độ Cao đẳng đào tạo giáo viên Tiểu học.Đây là tài liệu thuộc học phần chuyên chọn về giải toán và ý nghĩa của việc thựchành giải toán ở tiểu học nhằm chuyên sâu hơn các vấn đề cơ bản của dạy học giảitoán, các dạng bài toán và các phương pháp giải toán thường dùng ở tiểu học đòi hỏisinh viên cần có kế hoạch tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu để có kỹ năng vận dụng,kết hợp linh hoạt các phương pháp giải toán phù hợp mức độ, yêu cầu chuẩn kiếnthức, kỹ năng của chương trình góp phần nâng cao năng lực thực hành giải toán nóiriêng và hiệu quả, chất lượng dạy học môn toán nói chung ở tiểu học .Tài liệu gồm 4 chương cơ cấu cho 2 tín chỉ (30 tiết). Ở mỗi chương, mục đều có câuhỏi, bài tập đánh giá. Cụ thể:Chương 1 : Giải toán và ý nghĩa của thực hành giải toán ở tiểu học(2; 2)Chương 2 : Thực hành giải các dạng toán điển hình(4 ; 2)Chương 3: Một số phương pháp thường dùng trong giải toán ở tiểu học. (8; 6)Chương 4 : Đánh giá kết quả học tập toán ở tiểu học(4 ; 2)Mặc dù rất cố gắng biên soạn theo hướng hệ thống hóa nhằm gợi mở cách tiếp cậncác phần nội dung đề mục của học phần được cụ thể, rõ ràng hơn, song chắc chắnkhông tránh khỏi mặt hạn chế và thiếu sót. Rất mong đón nhận các ý kiến đóng gópđể tập bài giảng ngày càng hoàn thiện.Người biên soạnTạ Thanh HiếuTrang 2HỌC PHẦN:PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC 2Chương 1.GIẢI TOÁN VÀ Ý NGHĨA CỦA THỰC HÀNH GIẢI TOÁNỞ TIỂU HỌC.1.1. Những vấn đề chung về dạy học giải toánMục tiêu trọng tâm của dạy học giải toán là giúp sinh viên có hiểu biết về trình độchuẩn của dạy giải toán ở từng lớp, nhận biết các dạng toán trong chương trình môntoán ở tiểu học, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học giải toán cho học sinhtiểu học. Biết khai thác sáng tác một số bài toán ở tiểu học. Đặc biệt là cách rèn ócquan sát và khả năng tư duy thông qua thực hành giải toán ở tiểu học.Dạy học giải toán ở tiểu học nhằm các mục đích chủ yếu sau đây:• Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác đã học,luyện kỹ năng tính toán, bước đầu tập dượt vận dụng kiến thức và kỹ năngthực hành vào thực tiễn• Qua việc dạy học giải toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển nănglực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượtkhả năng quan sát, phỏng đoán tìm tòi•Qua thực hành giải toán, học sinh rèn luyện những đức tính và phong cáchlàm việc của người lao động mới như ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xétđoán có căn cứ, tính cẩn thận chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, có kiểmtra. Từng bước hình thành và rèn luyện thói quen và suy nghĩ độc lập, linhhoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thíchtìm tòi, sáng tạo theo những mức độ khác nhau.Trong dạy học giải toán các yêu cầu cơ bản được sắp xếp có chủ định trong từnglớp,tạo thành một hệ thống các yêu cầu từ thấp đến cao, từ lớp 1 đến lớp 5 trong sựkết hợp chặc chẽ với lý thuyết. Nhiều yêu cầu cơ bản của giải toán được trải ra ởnhiều lớp nên việc nắm chắc yêu cầu ở từng lớp là rất quan trọng. Đặc biệt phải nắmvững trình độ chuẩn của dạy giải toán ở từng lớp.Cụ thể:Trang 3Lớp 1: Nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn. Biết giải và trình bàybài giải các bài toán đơn về thêm, bớt (dùng phép tính cộng, trừ).Lớp 2: Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về cộng, trừ (dạng: nhiềuhơn, ít hơn) về nhân, chia (trong phạm vi bảng tính)Lớp 3: Biết giải và trình bày bài giải bài toán có đến hai bước tính(về một số dạng bài toán: tìm một trong các phần bằng nhau của một số, bài toán liênquan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học)Lớp 4: Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính,trong đó cócác bài toán liên quan đến: tìm số trung bình cộng của nhiều số; tìm hai số khi biếttổng và hiệu của hai số đó; tìm phân số của một số; tìm hai số khi biết tổng (hiệu) vàtỉ số của hai số đó; tính chu vi và diện tích một số hình đã họcLớp 5: Giải bài toán chủ yếu đến ba bước tính. Bao gồm các bài toán ở lớp 3, 4 vàcác bài toán về: quan hệ tỉ lệ; tỉ số phần trăm, về chuyển động đều; bài toán có nộidung hình học và các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.1.2. ...

Tài liệu được xem nhiều: