Bài giảng Quản lý công nợ - Trần Ngọc Hoàng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý công nợ - Trần Ngọc Hoàng QUẢN LÝ NỢ CÔNG Trần Ngọc Hoàng, LHU www.company.com Nội dung 1. Khái niệm nợ công 2. Các hình thức nợ công 3. Bội chi NSNN và nợ công 4. Quản lý nợ công 5. Một số nội dung cơ bản về quản lý nợ công ở Việt Nam. www.company.com I. Khái niệm nợ công Nợ công là khoản nợ phải hoàn trả, bao gồm: khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc đi vay hoặc bảo lãnh khoản vay của Chính phủ và chính quyền địa phương (nếu có) một quốc gia theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. www.company.com I. Khái niệm nợ công Theo nghĩa rộng và theo chuẩn quốc tế được định nghĩa trong các tài liệu của WB và IMF thì nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của các tổ chức sau: - Chính phủ trung ương - Các cấp chính quyền địa phương; - Ngân hàng trung ương; - Các tổ chức độc lập, nhưng nguồn vốn hoạt động của nó do NSNN quyết định (trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước) và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay cho tổ chức đó. www.company.com I. Khái niệm nợ công Theo nghĩa hẹp nợ công bao gồm: nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương và các cấp chính quyền địa phương, nợ của các tổ chức độc lập nhưng được Chính phủ bảo lãnh thanh toán. Tùy thuộc vào khuôn khổ thể chế và chính trị, quan niệm về nợ công và phạm vi quản lý nợ công của mỗi quốc gia cũng rất khác nhau. Trong Luật quản lý nợ công của các nước đều thể hiện phạm vi quản lý nợ chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước xác định nợ công còn có thêm nợ chính quyền địa phương như: Đài Loan, Bungari, Rumani…, nợ của doanh nghiệp nhà nước phi tài chính như: Thái Lan, Macedonia. www.company.com I. Khái niệm nợ công (t/t) Nợ công ở Việt Nam bao gồm 3 bộ phận quan trọng(1) Nợ Chính phủ Nợ Nợ được Chính phủ công bảo lãnh Nợ chính quyền địa phương (1) Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam năm 2017 www.company.com I. Khái niệm nợ công (t/t) 1. Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do NHNN VN phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. 3. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. 4. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. www.company.com I. Khái niệm nợ công (t/t) Chính quyền địa phương chỉ được phép vay trong nước, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Không được phép trực tiếp vay vốn nước ngoài. Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nợ công có nguồn gốc nước ngoài < Nợ nước ngoài của quốc gia. www.company.com II. Các hình thức nợ công Nợ công phát sinh từ các khoản vay trong nước và vay nước ngoài thông qua việc Chính phủ hay chính quyền địa phương phát hành công cụ nợ hay ký kết thỏa thuận vay. www.company.com II. Các hình thức nợ công (t/t) Các hình thức vay nước ngoài của Chính phủ 1.Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, CP Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc. 2.Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA. 3.Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường, không có ưu đãi. www.company.com II. Các hình thức nợ công (t/t) Các hình thức vay trong nước của Chính phủ và chính quyền ĐP: bao gồm 3 hình thức chủ yếu sau: 1.Phát hành trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài Chính phát hành nhằm huy động vốn cho NSNN hoặc huy động vốn cho các công trình, dự án đầu tư cụ thể. 2.Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do doanh nghiệp phát hành nhưng được Chính phủ bảo lãnh. 3.Trái phiếu chính quyền địa phương do UBND cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyền phát hành nằm huy động vốn cho các công trình, dự án đầu tư của địa phương. www.company.com III. Bội chi NSNN và nợ công 1. Vấn đề bội chi ngân sách- yếu tố phát sinh nợ công. Để quản lý nền KTXH một cách hiệu quả, nhà nước cần sử dụng tổng hợp các công cụ kinh tế tài chính vĩ mô, trong đó chi tiêu công là một công cụ quan trọng. Khi đó, chi tiêu công không chỉ bó hẹp trong phạm vi tổng thu trong cân đối được. Tức là, nhà nước có thể chấp nhận có bội chi NSNN. Thực tế cũng cho thấy: Chi NSNN được mở rộng trong giới hạn có thể kiểm soát được và sử dụng bội chi một cách hiệu quả sẽ góp phần kích thích kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm... Sự xuất hiện của bội chi trong trường hợp này là cần thiết, khách quan. Nguồn đảm bảo đáp ứng bội chi trong điều kiện nguồn thu từ nền KT có giới hạn đó chính là vay nợ hay nợ công. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tổng quan tài chính công Quản lý công nợ Hình thức công nợ Ngân sách nhà nước và công nợ Quản lý nợ công ở Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chỉ số KPI vị trí Kế toán tổng hợp
4 trang 48 0 0 -
Vấn đề quản lý nợ công hiện nay
3 trang 26 0 0 -
Bài giảng Tài chính công - Phân cấp tài khóa
44 trang 24 0 0 -
Bài giảng Quản lý chi tiêu công khuôn khổ chi tiêu trung hạn - Trần Ngọc Hoàng
66 trang 22 0 0 -
Bài giảng Tổng quan về Tài chính công - Nguyễn Hồng Thắng, UEH
70 trang 22 0 0 -
Quản lý nợ công ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay
6 trang 22 0 0 -
Bài giảng Tổng quan về tài chính công và quản lý tài chính công - Trần Ngọc Hoàng
105 trang 21 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu và hoàn thiện hệ thống quản lý công nợ'
54 trang 20 0 0 -
105 trang 18 0 0
-
Đồ Án: Phần mềm quản lý cửa hàng điện thoại di động
40 trang 15 0 0 -
Bài giảng Hiệu quả và Công bằng - Nguyễn Hồng Thắng, UEH
57 trang 14 0 0 -
93 trang 14 0 0
-
Bài giảng Ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước - Chương 2 - Trần Ngọc Hoàng
98 trang 13 0 0 -
Bài giảng Phân cấp tài khóa - Chương 3 - Trần Ngọc Hoàng
149 trang 13 0 0 -
Bài giảng Quản trị trong khu vực công - Nguyễn Hồng Thắng
19 trang 12 0 0 -
104 trang 12 0 0
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Kế toán các khoản phải thu tại Công Ty TNHH Nielsen
101 trang 12 0 0 -
53 trang 11 0 0
-
62 trang 9 0 0
-
Đề tài QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG
52 trang 8 0 0