Danh mục

Bài giảng Quản trị ngân hàng: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của bài giảng "Quản trị ngân hàng" cung cấp cho học viên những nội dung về: tổng quan quản trị ngân hàng; quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng của Việt Nam; khái niệm ngân hàng thương mại; các nguyên tắc quản trị ngân hàng; quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị ngân hàng: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH BỘ MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Quảng Ninh, 2020 Quản trị Ngân hàng Chƣơng 1. Tổng quan về quản trị ngân hàng 1.1. Tổng quan về ngân hàng 1.1.1. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam Hệ thống ngân hàng của Việt Nam bao gồm Ngân hàng nhà nƣớc trực thuộc Chính phủ. Khác với các nƣớc phát triển khác thì ngân hàng trung ƣơng là độc lập so với chính phủ nhƣ Cục dữ trữ liên bang Mỹ FED, Ngân hàng trung ƣơng Châu âu ECB. Vì ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam thuộc chính phủ Việt Nam nên những quyết sách của nó cũng bị phụ thuộc rất nhiều vào ý đồ của chính phủ. Dƣới ngân hàng nhà nƣớc là các ngân hàng bao gồm: - Ngân hàng quốc doanh (ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribannk - Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) - Ngân hàng thƣơng mại (Eximbank, Sacombannk..), - Ngân hàng liên doanh (Indovina - IVN, ngân hàng Việt Thái - VSB, Ngân hàng Việt Nga – VRB) - Ngân hàng nƣớc ngoài(100% vốn nƣớc ngoài: SHBC, BIDC…). Các chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nƣớc sẽ phải thông qua hệ thống các ngân hàng phía dƣới này vì ngân hàng nhà nƣớc không thể làm việc trực tiếp với ngƣời gửi tiền hay ngƣời vay tiền. * Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng của Việt Nam Xét căn cứ đặc thù lịch sử, quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia ra thành bốn giai đoạn gồm thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ miền Bắc Việt Nam 1954-1975, thời kỳ miền Nam Việt Nam 1954-1975 và thời kỳ từ sau thống nhất đất nƣớc 1975 đến nay. - Hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc Trƣớc khi ngƣời Pháp đặt chân đến Việt Nam năm 1858, Việt Nam chƣa có tổ chức ngân hàng và tín dụng. Vào cuối thế kỷ thứ 19, khi nền đô hộ đã đƣợc thiết lập trên toàn cõi Đông Dƣơng, Việt Nam trở thành một thị trƣờng độc chiếm của Pháp. Nhiều hoạt động kinh tế của ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng bành trƣớng mạnh nên chính phủ buộc phải thành lập các ngân hàng để hỗ trợ các hoạt động đó. Lúc đầu có 2 ngân hàng có trụ sở tại Pháp và các chi nhánh trên toàn Đông Dƣơng là Ngân hàng Đông Dƣơng (Banque de l’Indochine) thành lập từ 1873 và Pháp-Hoa Ngân hàng (Banque Franco-Chinoise) đƣợc thành lập với mục đích hỗ trợ các giao dịch thƣơng mại giữa Pháp, Đông Dƣơng và Trung Hoa cũng nhƣ với một vài nƣớc khác ở Á Đông nhƣ Nhật, Thái Lan. Hai ngân hàng này ngoài độc quyền phát hành tiền tệ nhƣ một Ngân hàng Trung ƣơng, nó còn là một ngân hàng kinh doanh thƣơng mại, cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế của ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng. Phải tới năm 1927, một số tƣ bản ngƣời Việt Nam mới thành lập ngân hàng đầu tiên của Việt Nam lấy tên là An Nam ngân hàng (sau đổi tên là Việt Nam ngân hàng) nhằm hỗ trợ vốn cho các hoạt động nông nghiệp. Cho đến năm 1954, ngƣời Việt có ngân hàng thứ hai là Việt Nam công thƣơng ngân hàng. - Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miền Bắc giai đoạn 1954 đến 1975 1 Quản trị Ngân hàng Ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với nhiệm vụ chính nhƣ phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ, và thực hiện chính sách tín dụng nhằm phát triển hoạt động sản xuất. Ngày 21/01/1960, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ở Miền Bắc có thể đƣợc chia làm hai thời kỳ từ 1951 đến 1954 và thời kỳ từ 1955 đến 1975. Trong thời kỳ đầu, ngân hàng quốc gia Việt Nam hoạt động độc lập trong hệ thống tài chính với chức năng nhƣ phát hành tiền tệ, thu hồi tiền tài chính, quản lý Kho bạc Nhà nƣớc nhằm tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách và phát triển tín dụng ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất, lƣu thông hàng hoá. Đến thời kỳ tiếp theo 1955 đến 1975, Ngân hàng Quốc gia với nhiệm vụ củng cố thị trƣờng tiền tệ, ổn định tiền tệ nhằm góp phần bình ổn vật giá, tạo thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế. - Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miền Nam giai đoạn 1954 đến 1975 Sau Hiệp định Geneve, chính phủ Pháp ký một loạt hiệp định với Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, chính thức phá bỏ tình trạng hợp nhất tiền tệ và quan thuế giữa ba nƣớc Đông Dƣơng, khẳng định nguyên tắc mỗi quốc gia đƣợc quyền tự do phát hành và kiểm soát tiền tệ. Từ đó, cùng với chủ quyền về chính trị, ngƣời Việt Nam bắt đầu đƣợc làm chủ về hoạt động ngân hàng và phát triển trên qui mô nhà nƣớc. Sự phát triển của ngành ngân hàng miền Nam Việt Nam giai đoạn này có thể đƣợc chia thành 2 thời kỳ từ 1954 đến 1964 và từ 1965 đến 1975. Thời kỳ 1954 đến 1964, ngƣời dân vẫn tiếp tục sử dụng các ngân hàng của ngƣời Pháp, Anh, Hong Kong, Đài Loan có chi nhánh tại Việt Nam. Thời kỳ từ 1965 đến 1975 là giai đoạn chuyển biến của hoạt động ngân hàng Việt Nam, tạo tiền đề và điều kiện cho một thời kỳ phát triển rầm rộ từ năm 1965 đến năm 1972. Trong 7 năm đầu của thời kỳ này, 18 ngân hàng mới đƣợc thành lập, nâng tổng số lên đến 31 ngân hàng với 178 chi nhánh ở các tỉnh vào năm 1972. Đến thời kỳ trƣớc 04/1975, hệ thống ngân hàng ở Miền Nam gồm 1 ngân hàng trung ƣơng, 32 ngân hàng thƣơng mại với 180 chi nhánh, 2 ngân hàng phát triển và 60 ngân hàng nông thôn. - Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay có thể chia thành có thể chia thành 3 thời kỳ từ 1975 đến 1985, 1986 đến 1990, và 1991 đến nay. Thời kỳ 1975-1985, sau 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam đƣợc quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, cùng thực hiện nhi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: