Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 6: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và quản trị hàng dự trữ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 6: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và quản trị hàng dự trữ Bài 6: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và quản trị hàng dự trữ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ QUẢN BÀI 6 TRỊ HÀNG DỰ TRỮ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Giáo trình Quản trị tác nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Thực chất, nội dung và vai trò của hàng dự trữ; Các phương pháp quản trị hàng dự trữ; Thực chất của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu; Kỹ thuật lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu. Mục tiêu Giúp sinh viên hiểu rõ về hoạt động dự trữ và lập kế hoạch nguyên vật liệu; Nắm rõ và có khả năng ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật quản trị hàng dự trữ và lập kế hoạch nguyên vật liệu. 98 QTTN_Bai6_v1.0013111214 Bài 6: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và quản trị hàng dự trữ Tình huống dẫn nhập Hàng dự trữ ở Amazon Khi triển khai hoạt động kinh doanh mang tính cách mạng vào năm 1995, trang web Amazon.com dự định phát triển thành một doanh nghiệp bán lẻ “ảo”- không có hàng tồn kho, không có kho chứa hàng, không có chi phí dự trữ - mà chỉ cần một hệ thống máy tính có nhiệm vụ nhận các đơn hàng và ủy quyền cho doanh nghiệp khác hoàn thành các đơn hàng đó. Tuy nhiên mọi thứ không diễn ra suôn sẻ và đơn giản như vậy. Hiện tại, Amazon lưu trữ trong kho hàng triệu mặt hàng (70% các mặt hàng xung quanh nước Mỹ và 30% là ở Châu Âu) cần gấp đôi mặt bằng của tòa nhà Empire State. Vậy tại sao lại tồn tại hàng dự trữ trong doanh nghiệp? QTTN_Bai6_v1.0013111214 99 Bài 6: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và quản trị hàng dự trữ 6.1. Quản trị hàng dự trữ 6.1.1. Thực chất, vai trò của hàng dự trữ 6.1.1.1. Quan niệm về dự trữ và hàng dự trữ Hàng dự trữ là số lượng hàng hoá được tạo trong kinh doanh nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong tương lai. Hàng dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông thường chiếm 40 - 50%). Chính vì vậy, việc quản lý, kiểm soát tốt hàng dự trữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, có hiệu quả. Hàng dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm dự trữ… tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp mà có các dạng hàng dự trữ khác nhau. Chẳng hạn như một ngân hàng sẽ có những phương pháp tiêu chuẩn riêng để kiểm soát đánh giá mức tồn quỹ về tiên mặt; một bệnh viện sẽ có những phương pháp để kiểm sát nguồn máu, thuốc men; một xí nghiệp may sẽ có phương pháp kiểm tra lượng nguyên vật liệu dự trữ. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, hàng dự trự chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất - kỹ thuật dùng vào hoạt động. Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua bán kiếm lời, hàng dự trữ của họ chủ yếu là hàng mua về và hàng chuẩn bị chuyển đến tay người tiêu dùng. Đối với lĩnh vực sản xuất, sản phẩm trải qua một quá trình chế biến để biến dầu vào là nguyên vật liệu thành sản phẩm ở đầu ra nên hàng dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm trên dây chuyền và thành phẩm cuối cùng. Trong lĩnh vực này người ta phân lại hàng dự trữ thành 4 loại: Tồn kho nguyên vật liệu/bộ phận cấu thành Tồn kho sản phẩm dở dang Tồn kho sản phẩm hoàn chỉnh Tồn kho các mặt hàng linh tinh khác để phục vụ sản xuất Bản thân vấn đề dự trữ luôn có hai mặt trái ngược nhau, người bán hàng mong muốn có nhiều hàng dự trữ để khách hàng không phải đợi lâu. Nhân viên phụ trách sản xuất mong muốn có mức dự trữ nguyên vật liệu lớn để dễ dàng lập kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên bộ phận tài chính thì mong muốn mức tồn kho nhất, vì hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp, mức tồn kho nhiều khiến chi phí tăng cao, mức rủi ro lớn... Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm cách xác định một mức độ cân bằng giữa lượng hàng dự trữ phục vụ sản xuất, phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng nhưng có chi phí dự trữ ở mức tối ưu. Trong quản trị dự trữ thường đề cập đến các loại chi phí có liên quan sau đây: Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Chi phí này có thể được hưởng giảm giá nếu mua cùng một lúc với số lượng lớn. 100 QTTN_Bai6_v1.0013111214 Bài 6: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và quản trị hàng dự trữ Chi phí đặt hàng: Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. Nó bao gồm các chi phí tìm nguồn hàng, chi phí chuẩn bị, chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận hàng, kiểm tra sai sót, nhập kho, các chi phí hành chính khác... Chi phí lưu kho: Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ. Nó bao gồm các chi phí: o Chi phí cơ hội: khi món hàng được dự t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản trị tác nghiệp Quản trị tác nghiệp Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Quản trị hàng dự trữ Lập kế hoạch nguyên vật liệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản trị tác nghiệp (Nghề: Chế biến món ăn) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
70 trang 209 5 0 -
115 trang 183 5 0
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 2 - ThS. Vũ Lệ Hằng
15 trang 168 0 0 -
Giáo trình Quản trị tác nghiệp (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
69 trang 136 5 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp khách sạn - ĐH Thương Mại
trang 74 0 0 -
64 trang 68 1 0
-
Giáo trình Quản trị tác nghiệp: Phần 1
344 trang 65 0 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 5: Hoạch định tổng hợp
18 trang 64 1 0 -
100 trang 42 0 0
-
Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên)
186 trang 39 1 0 -
48 trang 39 2 0
-
130 trang 36 2 0
-
Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 3: Hoạch định công suất và năng suất của doanh nghiệp
19 trang 34 0 0 -
121 trang 33 0 0
-
31 trang 29 0 0
-
Thương mại điện tử - 'phao cứu sinh' cho bưu chính
3 trang 28 0 0 -
Giáo trình quản trị sản xuất - Steve Brown
367 trang 27 0 0 -
Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2C
trang 27 0 0 -
Bài giảng Quản trị sản xuất chương 8
0 trang 25 0 0 -
Bài giảng Quản trị sản xuất: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
108 trang 25 0 0