Danh mục

Bài giảng Sinh lý bệnh và tạo máu - Đỗ Hoàng Dung

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 606.63 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (54 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài giảng "Sinh lý bệnh và tạo máu" là cung cấp các kiến thức giúp người học có thể nắm bắt được các vấn đề đại cương về rối loạn tuần hoàn máu, nguyên nhân của thiếu máu, cơ chế thích nghi và bù đắp khi thiếu máu, thay đổi bệnh lý của bạch cầu, thay đổi bệnh lý của tiểu cầu và rối loạn cân bằng đông máu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý bệnh và tạo máu - Đỗ Hoàng Dung BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: SINH LÝ BỆNH MÁU VÀ TẠO MÁU Biên soạn: Đỗ Hoàng Dung 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Sinh lý bệnh máu và tạo máu”, người học có thể nắm được những vấn đề sau đây:  Đại cương: - Rối loạn khối lượng máu tuần hoàn. - Thay đổi bệnh lý của khối lượng máu. - Thay đổi sinh lý của khối lượng máu. - Sinh lý của bệnh mất máu. - Rối loạn tạo hồng cầu. - Sinh lý bệnh của thiếu máu.  Nguyên nhân của thiếu máu.  Cơ chế thích nghi và bù đắp khi thiếu máu.  Thay đổi bệnh lý của bạch cầu.  Thay đổi bệnh lý của tiểu cầu và rối loạn cân bằng đông máu. 2 BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG Cơ thể người ta là một bộ máy hoàn chỉnh có hệ thần kinh biệt hoá cao, lại có một tổ chức đặc biệt là máu để đảm bảo sự sinh tồn của cơ thể. Nhiệm vụ của tổ chức máu nhiều và phức tạp, có thể xếp thành ba chức năng chính:  Máu giữ vai trò vận chuyển oxy và đào thải khí cacbonic nhờ huyết cầu tố của hồng cầu. Ngoài ra còn luân chuyển các nội tiết tố, các chất nuôi dưỡng tế bào và chuyển các chất cặn bã, sản phẩm chuyển hoa, chất độc… đến các bộ phận bài tiết đào thải ra ngoài.  Máu có nhiệm vụ bảo đảm sự hằng định nội môi nhờ các thành phần của máu: protein, chất điện giải, pH máu… nên có sự trao đổi đều đặn giữa máu và tổ chức để tế bào sống và phát triển.  Máu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống bệnh tật nhờ các chức phận thực bào, miễn dịch, chống độc của các bạch cầu và vai trò của tiểu cầu trong duy trì cân bằng đông máu. Như vậy, máu chẩy qua tất cả các cơ quan bộ phận, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, điều hòa chức năng sinh lý của toàn bộ cơ thể, liên kết các bộ phận nên tham ra vào mọi trạng thái bệnh lý cũng như tham gia đấu tranh chống mọi sự tấn công của bệnh tật. Cũng vì vậy, trong tất cả các trạng thái bệnh lý đều có biến đổi về máu và chức năng tạo máu, nên các xét nghiệm máu được coi là thường qui, là việc trước tiên phải làm để giúp cho chuẩn đoán, theo dõi lâm sàng. Và bệnh lý của máu cũng ảnh hưởng đến các chức phận khác của toàn bộ cơ thể. Sinh lý bệnh của hệ thống máu và tạo máu gồm nhiều phần: - Rối loạn khối lượng máu tuần hoàn. - Rối loạn tạo hồng cầu. - Rối loạn tạo bạch cầu. 3 - Rối loạn tạo tiểu cầu và cân bằng đông máu. - Rối loạn các thành phần protit huyết tương. Các rối loạn này có thể phát sinh riêng rẽ, hình thành những quá trình bệnh lý riêng, hoặc có thể ảnh hưởng lẫn nhau mà người ta gọi chung là bệnh lý của cơ quan tạo máu. I. RỐI LOẠN KHỐI LƢỢNG MÁU TUẦN HOÀN Máu nằm trong hệ tim mạch nhưng luôn có sự trao đổi giữa máu và tổ chức cho nên trong điều kiện bệnh lý khối lượng máu tuần hoàn cũng như sự tương quan giữa hồng cầu và huyết tương, thường có những biến đổi gây mất cân bằng giữa sức chứa và khối lượng dịch, ta gọi chung là rối loạn huyết động học. Ở người khỏe mạnh khối lượng máu phụ thuộc vào 3 yếu tố: - Tổng lượng máu của cơ thể bằng 6-8% cân bằng toàn thân, trong đó khối lượng hồng cầu phải ở mức bình thường thay đổi từ 36- 48% (hematocrit). - Hệ tim mạch kể cả các kho dự trữ máu (lách và gan). Đó là sức chứa luôn luôn được điều chỉnh để duy trì khối lượng máu tuần hoàn (bình thường khối lượng máu tuần hoàn chiếm 3/4, dự trữ 1/4, của tổng lượng máu) - Sự phân bố máu điều hòa giữa các khu vực (tiểu tuần hoàn, tuần hoàn não, tuần hoàn gánh, dưới da thận, gan). II. THAY ĐỔI BỆNH LÝ CỦA KHỐI LƢỢNG MÁU 1. Thay đổi theo tuổi Trẻ con khối lượng máu nhiều hơn người lớn. Người lớn 76,6 ml/cân Trẻ con 77,1 ml/cân Trẻ sơ sinh 84,7 ml/ cân (Mollison) 2. Thay đổi tƣ thế và hoạt động Tư thế đứng là giảm, thế nằm làm tăng khối lượng máu. Nằm nghỉ không hoạt động trong 2-3 tuần liền, khối lượng huyết tương giảm rõ rệt. 4 3. Thay đổi do thai nghén Từ tháng thứ 3, khối lượng máu tăng, tháng thứ 9 tăng cao nhất, chủ yếu là tăng huyết tương nên ở phụ nữ có thai khối lượng hồng cầu giảm. III. THAY ĐỔI SINH LÝ CỦA KHỐI LƢỢNG MÁU 1. Tăng khối lƣợng máu Được chia thành nhiều loại: Tăng song song cả huyết tương cả tế bào máu và hiện tượng nhất thời sau khi truyền một khối lượng lớn máu hoặc sau khi lao động nặng. Tăng khối lượng máu nhưng giảm tế bào, chỉ tiêu hematocrit giảm có thể phát sinh khi bị bệnh thận do thiểu năng chức phận lọc; trong giai đoạn có phù nề (do dịch gian bào vào dòng máu) hoặc sau khi tiêm các dung dịch sinh lý và dịch thay thế máu. Truyền nhanh cho động vật mọi khối lượng lớn dung dịch sinh lý có thể dẫn ...

Tài liệu được xem nhiều: