Danh mục

Bài giảng Suy thận cấp trẻ em (tổn thương thận cấp = TTTC)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.23 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Suy thận cấp trẻ em (tổn thương thận cấp = TTTC) giúp người học định nghĩa được suy thận cấp; trình bày các nguyên nhân gây suy thận cấp; nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán được suy thận cấp; kể được các phương pháp điều trị thích hợp. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Suy thận cấp trẻ em (tổn thương thận cấp = TTTC) SUY THẬN CẤP TRẺ EM (TỔN THƯƠNG THẬN CẤP = TTTC) * Mục tiêu: 1. Định nghĩa được suy thận cấp 2. Trình bày các nguyên nhân gây suy thận cấp 3. Nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán được suy thận cấp 4. Kể được các phương pháp điều trị thích hợp. * Nội dung: 1. Định nghĩa Tổn thương thận cấp( TTTC), trước đây gọi là suy thận cấp, là tình trạng suy giảm chức năng thận nhanh chóng và nhất thời, làm mất khả năng điều hòa về số lượng và thành phần nước tiểu để duy trì tình trạng ổn định nội môi của cơ thể ( ứ đọng Nitrogen và nước gây rối loạn điện giải, toan kiềm , RL đông máu) Xác định suy thận cấp dựa trên số lượng nước tiểu; Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là thiểu niệu (oliguria) và vô niệu (anuria). Thiểu niệu là < 300 ml nước tiểu/m2 da/24 giờ. Trong cấp cứu theo dõi lượng nước tiểu khó, nên định nghĩa thiểu niệu là lượng nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ ở trẻ lớn và < 1 ml/kg/giờ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn nào đó(12-24 giờ). Tuy nhiên để gọi là thiểu niệu thật sự phải xác định sau 24 giờ theo dõi tại bệnh viện. Xác định STC dựa trên Creatinine máu: - Sơ sinh < 5 ngày tuổi: > 10 mg% - 5ngày - 5 tuổi > 3,5mg% - 6 - 12 tuổi > 6mg% - Trên 12 tuổi: > 10mg% Creatinine máu( Micromol/) = creatinine máu (mg%) x 88,4 Thể STC không thiểu niệu , lượng nước tiểu không giảm nhưng creatinine trong máu tăng và có rối lọan nội môi. Tần suất STC trẻ em là 3%, riêng có đến 60% STC có kèm tổn thương đa cơ quan, tử vong chung trong STC là 47,7%.Tỷ lệ tử vong do suy thận trong viêm thận là 0,5 - 1%. 2. Nguyên nhân Có 3 nguyên nhân chính. 2.1. Suy thận trước thận - Giảm thể tích tuần hoàn cơ thể như trong mất nước điện giải nặng do tiêu chảy cấp, nôn nhiều, do mất nước vô hình (trẻ bị sốt cao, thở nhanh), đái tháo nhạt, phỏng dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều (Mannitol, Furosemid). - Sốc giảm thể tích tuần hoàn trong lòng mạch: + Mất máu thực sự sau chấn thương, sau phẩu thuật. 79 + Mất vào khoang thứ ba: Hội chứng thận hư, sốc nhiễm khuẩn. - Giảm cung lượng tim: Bệnh cơ tim, viêm màng ngoài cơ tim co thắt, chèn ép tim, dùng thuốc dãn mạch. - Bệnh mạch máu: bệnh mạch máu thận (tiểu đường, cao HA, huyết khối). 2.2. Nguyên nhân tại thận - Bệnh nhu mô thận: Viêm cầu thận cấp, tiến triển nhanh, viêm thận bể thận, viêm thận do lupus đỏ, bệnh thận do di truyền. - Đông máu nội mạc cục bộ: HC huyết tán urê huyết cao, tắc nghẽn tĩnh mạch thận, hoại tử vỏ thận ở sơ sinh. - Hoại tử ống thận cấp: ngộ độc thuốc kim loại nặng (Hg, Arsenic ...), thuốc (kháng sinh nhóm Aminosid), amphotericin B, thuốc cản quang, các độc tố trong cơ thể (nội độc tố), hội chứng vùi lấp (myoglobin), tán huyết cấp (sốt rét, truyền nhầm nhóm máu) do Hemoglobin. - Do bất thường phát triển thận: bất thiểu sản thận, thận đa nang. - Do u tại thận (u Wilms) hoặc di căn thận. 2.3. Suy thận cấp sau thận ( các bệnh gây tắc đường tiểu) - Dị tật bẩm sinh: hẹp đoạn nối bể thận niệu quản, túi thừa niệu quản van niệu đạo sau. - Luồng trào ngược bàng quang niệu đạo. - Sỏi niệu quản 2 bên. - U chèn ép đường dẫn tiểu (u quái). - Thần kinh bàng quang: liệt bàng quang. Trên đây là các nguyên nhân gây suy thận cấp, nhưng tùy theo lứa tuổi có những nguyên nhân thường gặp như: - Trẻ sơ sinh: do dị dạng thận tiết niệu, thận đa nang, hẹp cổ bàng quang niệu đạo. + Thiếu máu thận do thiếu oxy, trụy tim mạch gây hoại tử vỏ thận. + Nhiểm trùng tiết niệu do nhiểm trùng huyết. - Trẻ bú mẹ: + Do mất nước nặng. (tiêu chảy, ói). + Nhiểm độc ống thận. + Hoại tử vỏ thận. + HC tán huyết urê huyết. + Hoại tử vỏ thận. - Trẻ lớn: + Viêm cầu thận. + HC thận hư. + Sỏi thận. + Ngộ độc. 3. Lâm sàng Diễn biến lâm sàng suy thận cấp có 4 giai đoạn: 3.1. Giai đoạn tổn thương 80 Thời gian từ khi có tổn thương đến lúc suy thận là vài giờ (nếu do truyền lầm nhóm máu) hoặc vài ngày, vài tuần (do bệnh lý tại cầu thận, ngộ độc). Trong giai đoạn tổn thương triệu chứng lâm sàng của suy thận chưa thể hiện ra. 3.2. Giai đoạn thiểu niệu - vô niệu - Thiểu niệu. Có nhiều định nghĩa về thiểu niệu: Xãy ra đột ngột hoặc có khi từ từ. Nước tiểu trong 24 giờ ít lại hoặc không có. +Theo Metcoff thì thiểu niệu 3 tuần thì ít có khả năng phục hồi. 3.3. Giai đoạn đa niệu - Bệnh sinh do: + Nồng độ urê trong máu cao và nước tiểu nguyên thủy gây nên bài niệu thẩm thấu. + Chức năng ống thận chưa phục hồi tốt để cô đặc nước tiểu. + Liên bào ống thận chưa đáp ứng nội tiết tố chống lợi niệu (ADH) gây nên đái tháo nhạt tạm thời. - Giai đoạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: