Danh mục

Bài giảng Tâm thần học: Rối loạn lo âu

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.12 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để biết được triệu chứng, nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng,... của bệnh lo âu bệnh lý mời các bạn cùng tìm hiểu "Bài giảng chuyên đề Tâm thần học: Rối loạn lo âu". Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tâm thần học: Rối loạn lo âuBÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: TÂM THẦN HỌC: RỐI LOẠN LO ÂU 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Tâm thần học: Rối loạn lo âu”, ngườihọc nắm được những kiến thức có liên quan đến đến bệnh này như: Kháiniệm lo âu; Biểu hiện lâm sàng của lo âu bệnh lý; Tiến triển - Biếnchứng; Tiên lượng; Điều trị Rối loạn lo âu. 2 NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM - Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con ngườitrước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con ngườiphải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. - Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến,cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ. - Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng vớisự đe doạ được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thểkèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý. - Lo âu có thể là biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơthể. Trước một bệnh nhân lo âu cần xác định: + Lo âu bình thường hay bệnh lý. + Nếu là bệnh lý cần xác định lo âu nguyên phát hay thứ phát (do mộtbệnh tâm thần hoặc cơ thể khác). II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA LO ÂU BỆNH LÝ 1. Triệu chứng cơ bản Là lo âu, hoảng sợ, thường phát sinh cấp, thời gian diễn biến bệnh kéodài nhiều ngày nhiều tuần, có khi xuất hiện những cơn hoảng sợ cấp, lặp đilặp lại. 2. Phân biệt lo âu bệnh lý với lo âu ở người bình thường 2.1. Bệnh lý - Chủ đề: Không có chủ đề rõ ràng mang tính chất vô lý, mơ hồ (lo lắngvề tương lai...). 3 - Thời gian: Kéo dài lặp đi lặp lại. - Triệu chứng: Nhiều rối loạn thần kinh thực vật (mạch nhanh, thở gấp,chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run rẩy, bất an...). 2.2. Bình thường - Chủ đề: Lo lắng có chủ đề, nội dung rõ ràng như ốm đau, công ăn việclàm... - Thời gian: Nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đếntâm lý của chủ thể. Hết lo âu khi mất các tác động này. - Triệu chứng: Không có hoặc có rất ít rối loạn thần kinh thực vật. 3. Phân biệt lo âu bệnh lý với ám ảnh sợ - Lo âu bệnh lý: Không có chủ đề rõ ràng. Bệnh nhân thưòng than vãn,lo sợ chờ đợi một điều gì đó xảy ra với mình mà không biết rõ, kèm theo cácrối loạn thần kinh thực vật. Không có hành vi né tránh. - Ám ảnh sợ: Thường khu trú vào đối tượng, tình huống xác định. Biếtvô lý nhưng vẫn sợ, ám ảnh sợ có nội dung vô lý: Sợ đám đông, sợ ở nhà mộtmình, sợ chỗ rộng, sợ dị hình, sợ chỗ cao, sợ vật nhọn... Có hành vi né tránh. 4. Cơn lo âu 4.1. Những biểu hiện cơ thể: luôn được bệnh nhân quan tâm nhất. - Hô hấp: Khó thở đa dạng như nghẹt thở, ho, nấc, ngáp rối loạn phátâm hoặc mất tiếng. - Tim mạch: Đánh trống ngực, mạch nhanh, rối loạn nhịp, đau vùngtrước tim được mô tả như nóng bỏng, phồng lên, đau nhói hoặc bóp chặt lại,lan truyền đa dạng, đau thắt ngực, cơn co thắt mạch hoặc xung huyết (khi thìở khắp nơi trong cơ thể, khi thì khu trú trú ở mặt, chi và ngón tay) thườngkèm theo với rối loạn cảm giác. 4 - Tiêu hoá: Co thắt thanh quản, thực quản, co thắt dạ dày và ruột kèmđau nhói hoặc co thắt, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, mót dặn, ứa nước bọt hoặc khômiệng... - Tiết niệu: Đái dắt, đái nhiều... - Thần kinh - Cơ: run, rung mặt, đặc biệt rung mí mắt và cơn đau giảthấp khớp. - Cảm giác, giác quan và da: Tăng và loạn cảm giác, cơn ngứa, sởn dagà, tiết nhiều mồ hôi, đau nhói, nghe kém, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, sợchỗ rộng, đôi khi có triệu chứng không đứng không đi. 4.2. Các triệu chứng tâm thần Nhiều tác giả phân biệt sợ với lo âu và chỉ ra mối liên quan giữa lo âuvà chóng mặt. 3 thành phần cơ bản của trạng thái cảm xúc này: - Cảm giác bi quan không thực tế, đối với chủ thể điều này đến như làtừ bi kịch nội tâm, xung đột vô thức. - Chờ đợi sự nguy hiểm: Lo lắng, lúng túng, nghi ngờ, lo sợ về quá khứ(sự luyến tiếc, ân hận), về hiện tại (nghi ngờ), về tương lai (đe doạ, linh cảm). - Hoảng loạn. 5. Trạng thái lo âu thường xuyên Khi lo âu trở nên một tình trạng mãn tính. 5.1. Rối loạn tâm thần - Ít hơn so với cơn lo âu, nhưng các cảm giác giống nhau: Chờ đợi nguyhiểm, tri giác âm tính các sự kiện và tương lai, cảm giác lo lắng nhẹ, lúngtúng: Nghĩ gì, làm gì, tin gì, tôi đã lãng phí cuộc đời tôi, tôi đã không thànhcông một cái gi cả, tôi không có khả năng, không cần thiết, kiệt sức, thấtvọng. Chủ đề lo âu là chủ đề về sự hèn kém, thiếu may mắn, yếu ớt, sợ, quaylại hoàn cảnh phụ thuộc thời bé, sự thoái lùi về những xúc động đầu tiên trước 5 ...

Tài liệu được xem nhiều: