Danh mục

Bài giảng Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô: Chương 1 - TS. Lê Văn Bách

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 538.21 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 1 trình bày các khái niệm chung về đường ô tô như: Vận tải và các hình thức vận tải, hiện trạng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam, xe trên đường ô tô, đường ô tô và các yếu tố của đường ô tô, cấp hạng kỹ thuật của đường,… Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô: Chương 1 - TS. Lê Văn BáchTS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐƯỜNG Ô TÔ1.1 VẬN TẢI VÀ CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI Trong nền kinh tế quốc dân, vận tải là một ngành kinh tế đặc biệt và quantrọng. Nó có mục đích vận chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác.Trong quá trình sản xuất, nó không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá tuy nhiêntầm quan trọng của nó dễ nhận thấy trong mọi ngành kinh tế. Nó cung cấp nguyênliệu, nhiên liệu cho mọi nhà máy. Nó vận chuyển VLXD, máy móc tới để xây lắpnhà máy. Trong quá trình sản xuất, cũng lại cần vận chuyển từ phân xưởng tớiphân xưởng, tới kho... Cuối cùng khâu phân phối tới tay người tiêu dùng cũng lạiphải nhờ tới vận tải. Vận tải là mạch máu nối liền các khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,du lịch, các khu công nghiệp, nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn... phục vụcho sự phát triển mọi lĩnh vực của nền kinh tế, phát triển xã hội, đảm bảo an ninhquốc phòng... Hệ thống vận tải bao gồm các hình thức sau đây : vận tải thuỷ, vận tải hàngkhông, vận tải đường sắt và vận tải đường bộ.1.1.1 Vận tải thuỷ Gồm có vận tải sông và vận tải biển. Ưu điểm chính của loại hình này là tiếtkiệm được năng lượng vận chuyển. Số nhiên liệu để chuyển 1 tấn hàng chỉ bằng1% so với vận tải hàng không nên giá cước rất rẻ. Tiền đầu tư chủ yếu vào tầu bèvà bến cảng. Vận chuyển được với khối lượng lớn, đường dài, hàng hoá cồng kềnhnhư dầu lửa, máy móc, than đá, ... Loại hình vận tải này có nhược điểm là bị hạn chế bởi luồng lạch, bến cảng,phương tiện nên không linh hoạt phải cần các phương tiện vận chuyển trung gian(trung chuyển). Ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết và tốcđộ vận chuyển chậm. Hiện nay, cả nước ta có trên 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó một số cảngtổng hợp quốc gia đã và đang được nâng cấp mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, ĐàNẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ, ... Khối lượng hàng hoá thông qua các cảng biển tăng mạnh, năm 1999 so vớinăm 1991 tăng 3.52 lần (63/17.9), tốc độ tăng trưởng bình quân 17% năm. Một sốcảng đạt mức cao như Sài Gòn (8.3 triệu Tấn), Hải Phòng (6.3 triệu Tấn). Mục tiêu phát triển đến năm 2010, hình thành hệ thống cảng biển hoạt độngcó hiệu quả trên toàn quốc, đảm bảo thông qua tất cả lượng hàng hoá XNK bằngđường biển theo yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, khoảng 200 triệu Tấn/Năm. I-1TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ Tổng chiều dài đường sông có ~41.900 Km sông, kênh các loại, nhưng mớiquản lý, khai thác vận tải 8.036 Km. Vận tải sông giữ vai trò đặc biệt quan trọngtrong giao thông ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.Tuy nhiên,giao thông vận tải sông vẫn bị hạn chế do luồng lạch thường xuyên bị sa bồi, khốilượng nạo vét rất lớn, thiếu thiết bị dẫn luồng; các cảng sông nhỏ, năng lực thấp,trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, sức chứa kho bãi không đủ. Đa số các cảng chưa cónối kết liên hoàn với mạng giao thông quốc gia.1.1.2 Vận tải hàng không Phương thức vận tải này hiện nay phát triển rất nhanh chóng, ưu điểm củavận tải hàng không là tốc độ cao (từ 300-1000 km/h) nên tiết kiệm được thời gianvận chuyển. Ngoài ra còn là hình thức vận tải an toàn và tiện nghi đối với hànhkhách, loại hình vận tải này rất thích hợp với các cự ly vừa và lớn. Nhược điểm là giá thành đắt; hạn chế bởi tuyến bay, sân bay, thiết bị,phương tiện nên không cơ động mà cần phải có các phương tiện trung chuyển. Hiện nay, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đang quản lý, hoặc cùngquản lý và khai thác 17 sân bay trong mạng cảng hàng không sân bay toàn quốc,trong đó có 3 sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Trong điều kiệnvốn cấp từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, ngành tập trung đầu tư nâng cấp chủyếu cho 3 cảng hàng không sân bay quốc tế về các hạng mục nhà ga, đường băng,đường lăn, sân đỗ... và một số sân bay nội địa như Vinh, Phú Bài, Điện Biên, CátBi, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Liên Khương, Pleiku... Khối lượng vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế trong giai đoạn1991 - 1996 đều tăng nhanh. Về vận tải hàng không trong nước, khối lượng vậnchuyển trong năm 1996 so với 1991 tăng gấp gấn 7 lần về hành khách và xấp xỉ 9lần về hàng hoá. Về vận tải hàng không quốc tế, khối lượng vận chuyển trong năm1996 so với năm 1991 tăng gấp 3,7 lần về hành khách và gấp hơn 3,5 lần về hànghoá. Kết quả vận chuyển hành khách và hàng hoá trên thị trường vận tải hàngkhông Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 1996 như sau: Bảng 1. Khối lượng vận tải hàng không Việt Nam 1991-1996 ...

Tài liệu được xem nhiều: