Danh mục

Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 10

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.14 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người ta đã nuôi cấy và phân lập trên môi trường P.P.L.O, môi trường này chỉ dành riêng cho loại vi trùng này và cũng từ môi trường này mới phân lập được. Việc chẩn đoán Virus học bằng cách tìm kháng thể trong huyết thanh súc vật ốm. Bằng phản ứng trung hòa Virus, cho phát hiện những hiệu giá kháng thể cao. 2. Truyền nhiễm học 2.1 Loài mắc bệnh Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm gây chủ yếu cho loài lợn nhất là lợn con sau cai sữa 2-6 tháng chết nhiều, lây lan nhanh, bên cạnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 10 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản năm nay có nhiều công trình của một số nhà bác học anh, Mỹ. Người ta đã nuôi cấy và phân lập trên môi trường P.P.L.O, môi trường này chỉ dành riêng cho loại vi trùng này và cũng từ môi trường này mới phân lập được. Việc chẩn đoán Virus học bằng cách tìm kháng thể trong huyết thanh súc vật ốm. Bằng phản ứng trung hòa Virus, cho phát hiện những hiệu giá kháng thể cao. 2. Truyền nhiễm học 2.1 Loài mắc bệnh Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm gây chủ yếu cho loài lợn nhất là lợn con sau cai sữa 2-6 tháng chết nhiều, lây lan nhanh, bên cạnh đó còn có lợn mẹ đang thời kỳ có chữa và sau khi có chữa. 2.2 Chất chứa mầm bệnh Trong cơ thể con vật mầm bệnh có nhiều ở phổi, chủ yếu là ở 3 thùy, thùy tim, thùy đỉnh, thùy hoành cách mô. Trong dịch của phế quản, ở trong mũi. Những con khỏi bệnh còn mang bệnh một thời gian dài, ở trong đường hô hấp. 2.3 Đường xâm nhập Mầm bệnh xâm nhập chủ yếu vào đường hô hấp, rồi tiến thẳng vào phổi còn các đường khác không lây. 2.4 Cách sinh bệnh Sau khi cơ thể bị một tác nhân nào đó, làm cho cơ thể yếu đi, mầm bệnh xâm nhập vào, đường hô hấp, vào phổi gây bệnh tích chủ yếu ở phổi. Trong 2 lá phổi, ở cả 3 thùy đối xứng nhau. Trong giai đoạn này, phổi cũng như ở trong cơ thể con vật, bạch cầu đơn nhân, đa nhân tăng, có khi lấp cả tiểu phế quản. Nếu ở phổi có nhiều vi khuẩn khác cư trú, thì làm cho quá trình viêm ngày càng tăng. 2.5 Cách lây lan và truyền bệnh Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm truyền duy nhất bằng con đường hô hấp. Con vật thở khó, thở mạnh, ho nhiều, lây lan nhanh. Có thể lây từ lợn mẹ sang lợn con. Trong điều kiện chăn nuôi kém, chuồng không hợp vệ sinh hoặc quá trình vận chuyển, thời tiết thay đổi. 3. Triệu chứng Thời kỳ nung bệnh 3-4 tuần biểu hiện các thể sau: Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 166 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 3.1 Thể cấp tính Thời gian đầu bệnh phát triển chưa rõ ràng, vật kén ăn, ít hoạt bát, thân nhiệt không thay đổi, dần dần các triệu chứng xuât hiện, vật hắt hơi, khó thở, hô hấp nhanh. Từ ho khan chuyển sang ho ướt, nếu có Vi khuẩn kết hợp thì tỷ lệ chết tương đối cao (75%) nhất là đối với lợn con. Lợn nái và lợn trưởng thành có thể khỏi, nhưng sau khi đẻ xong, nếu tái phát dễ bị chết. 3.2 Thể thứ cấp tính Bệnh kéo dài 1-2 năm, thường biểu hiện ở lợn pha tạp hay lợn đang thời kỳ bú mẹ. Biểu hiện thở khó, hô hấp tăng. Nếu ghép với Tụ huyết trùng thì thân nhiệt cao, con vật bỏ ăn và có thể chết. 3.3 Thể mãn Từ cấp hoặc thứ cấp chuyển sang thể mãn con vật biểu hiện ở triệu chứng hô hấp, ho từng tiếng, từng chuỗi, từng hồi dài. Sau khi ăn xong con vật thở nhanh, hô hấp tăng, thân nhiệt tăng. Nếu có Vi khuẩn kế phát thì con vật dẫn đến ỉa chảy, thời gian kéo dài 3-6 tháng có khi hàng năm, nếu điều kiện chăn nuôi không tốt con vật gầy còm, còi cọc. 4. Bệnh tích Bệnh tích chủ yếu là ở phổi, viêm phế quản phổi cả 3 thùy. Giai đoạn đầu chấm viêm bằng hạt gạo màu đỏ, sau phát triển to dần thành từng mảng có giới hạn rõ ràng, ở chổ có bệnh tích và không có bệnh tích. Viêm đối xứng nhau giữa 2 lá phổi, giai đoạn này biểu hiện 4-5 ngày. 8-10 ngày sau hình thành đám viêm gan hóa có màu đỏ nhạt, bề ngoài bóng loáng, bên trong hơi mềm gọi là phổi kín, có chất keo bên trong màu nâu gọi là phổi nhục hóa. Cắt ra giống như thịt, có bọt, có nước, mất tính chất của phổi, không dai, không mền, cứng, sự vận chuyển oxy mất dần, hô hấp khó. 16-20 ngày sau, vùng viêm cứng dần, mặt ngoài cứng lại, cắt ra bên trong có màu trắng nhạt, gọi là phổi tùy tạng hóa. Nếu có Vi khuẩn kế phát nó sẽ tạo thành những ổ mủ. Màng phổi có chất Fibrin dính vào lồng ngực từng đám một. Hạch phổi, hạch khí quản sưng to, thấm nước không có hiện tượng xuất huyết, vùng viêm phế quản phổi mờ đi, vùng viêm càng nặng vết mờ càng lan dần. Trong giai đoạn này nếu làm phiến đồ thì thấy trong tổ chức có sự tăng sinh lớn của lám ba cầu. Ngoài ra còn một số bệnh tích, phế quản viêm đỏ, khí quản viêm có bọt, có nước, có máu và có mủ. Nếu có Vi khuẩn thứ phát kết hợp, như: bệnh tụ huyết trùng thì vùng gan hóa của phổi rộng lớn hơn sâu vào trong kèm theo sự hoại tử, tạo những đám bã Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 167 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản đậu, có Vi khuẩn nung mủ, hình thành những ổ áp xe. Bệnh tiến triển lan ra ở các khí quản phủ tạng. 5. Chẩn đoán 5.1 Chẩn đoán lâm sàng dịch tể học Dựa vào triệu chứng bệnh tích chủ yếu là đường hô hấp. Đặc biệt là ở phổi. Phổi bị viêm ở cả 3 thùy của 2 lá phổi đối xứng nhau. 5.2 Nuôi cấy phân lập Dùng bệnh phẩm là phổi, nghiền nát với nước sinh lý, tạo thành huyễn dịch cấy lên môi trường P.P.L.O (xử lý bằng kháng sinh ...

Tài liệu được xem nhiều: