Thông tin tài liệu:
BỆNH SÁN DÂY CỦA GÀ- RAILIETINOSIS Chúng thường ký sinh ở ruột gà. Đây là bệnh thường gặp nhất đối với gà trưởng thành. Chu trình phát triển của sán dây gà Chu trình phát triển của sán dây gà cần ký chủ trung gian. Trứng sán dây được theo phân ra ngoài, trứng vung vải vào trong đất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG part 3Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BẢNG BỆNH SÁN DÂY VÀ KÝ CHỦ CỦA NÓ SÁN TRƯỞNG THÀNH KÝ CHỦ ẤU TRÙNG Taenia pisiformis Chó Cysticercus fisifonis (Taenia. Serrata) Taenia Multiceps Chó Multiceps Echinococus Chó, mèo Echinococcus polymorphys Granumosus Chó, mèo, người Cryptocystistrichodetis Diphylidium Caninum Người Plerocercoides Chó người mèo Spazganum mansoni Diphyllobothcium Diphyllobothrium Người Cysticercus cellulosae Mansoni Người Cysticercus bovis Taenia solium Taeniarhy chus Taginatus BỆNH SÁN DÂY CỦA GÀ- RAILIETINOSIS Chúng thường ký sinh ở ruột gà. Đây là bệnh thường gặp nhất đối với gà trưởng thành. Chu trình phát triển của sán dây gàChu trình phát triển của sán dây gà cần ký chủ trung gian.Trứng sán dây được theo phân ra ngoài, trứng vung vải vào trong đất. Gặp kiến ăn phải trứngsán, trong cơ thể kiến trứng sán phát triển thành ấu trùngqua các giai đoạn khác nhau. Khi gàăn phải kiến có ấu trùng, vào ruột phát triển thành sán trưởng thành.Hoàn thành vòng đời của sán khoảng 60 ngày. Phòng và trị bệnh +Nuôi cách ly gà con với gà trưởng thành, và có sân chơi riêng +Phân của gà được thu dọn hàng ngày và ủ phân theo phương pháp sinh học. +Trong trại gà cần theo dõi tình trạng đàn gà và có kế hoặch tẩy sán cho gà + Thuốc có hiệu lực tẩy cho gà đó là Filixan, Kâmla, Arecoli, Bithionil. Các thuốctrên có thể hóa vào nước hoặ trộn vào thức ăn cho gà ăn theo liều chỉ dẫn trên bao bì củathuốc.Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 102Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bảnIII. MỘT SỐ BỆNH DO NGÀNH NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁUBệnh ký sinh trùng đường máu là do loài nguyên sinh động vật - Prôtozoa gây nên. Nguyênsinh động vật là một cơ thể đơn bào nhìn được dưới kính hiển vi quang học. Được cấu tạođơn giản như một tế bào và có thêm một số cơ quan bộ phận khác (nguyên sinh chất, nhân,màng tế bào cơ quan vận động).Trong thú y quan tâm nghiên cứu bệnh trùng roi và một số bệnh do huyết bào tử trùng.Bệnh do trùng roi, chúng ký sinh bên ngoài hồng cầu (trong huyết tương) và một số dịchkhác. Huyết bào tử trùng, chúng ký sinh trong hồng cầu.Các bệnh do nguyên sinh động vật gây ra, con đương truyền lây phải thông qua một số loạicôn trùng khác như ruồi mòng, ve bét. (Trong từng bệnh sẽ giới thiệu rõ con đường truyềnlây của bệnh).Bệnh ký sinh trùng đường máu gây ra cho nhiều loại vật nuôi tên cạn cũng như động vật dướinước như tôm cá. Chúng gây ra những thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâubò.Ở nước ta bệnh ký sinh trùng đường máu khá phổ biến. Theo điều tra của viện thú y trungương, Phân viện thú y Nha Trang, bộ môn thú Y khoa KHVN trường Đại học Nông lâm Huế,thì tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào vùng.Đối với trâu bò tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở miền núi lên tới 60 - 70%; trungdu 45 - 50%; Vùng đồng bằng ven biển tỷ lệ nhiễm thấp hơn. CÁC BỆNH ROI TRÙNG - TRIPANOASOMOSISTrong thiên nhiên có rất nhiều loại trùng roi, chúng sống ký sinh ở nhiều loại động vật khácnhau như: gia cầm, trâu bò, lợn, cá...Mỗi loại ký sinh ở một vị trí nhất định, nhưng thường chúng ký sinh trong máu (ngoài hồngcầu), có loại sống ở cơ quan sinh sản.Trùng roi thường có roi, như là cơ quan vận động, chúng sinh sản phân chia theo chiều dọc.Chúng truyền bệnh thông qua các loại tiết túc hút máu. Tiết túc cũng có thể là ký chủ trunggian.Các loài gây bệnh cho vật nuôi gồm có:Tripanosoma evansi - ký sinh ở máu trâu bò và ngựa.T.Equiperdium - ký sinh ở cơ quan sinh sản ngựa, la, thừa.T.Foetus - ký sinh ở cơ quan sinh sản của bò gây bệnh sẩy thai. BỆNH TIÊM MAO TRÙNG Ở TRÂU BÒBệnh này do loại tiêm mao trùng Tripanosoma evansi gây ra. Tên bệnh theo từng địa phươngcó tên gọi khác nhau:Ở nước ta có tên gọi là bệnh ngả nước, hay là gọi bệnh trùng roi. Ở liên xô (cũ) gọi là bệnhSuauru; Ở Ân Độ người ta cũng gọi là bệnh ngã nước Surra của gia súc...Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 103Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bảnLoại này thường ký sinh trong huyết tương của một số loài vật nuôi như: ngựa, lạc đà và đạigia súc có sừng. Tính chất dịch tễ họcTripanosoma evansi là loại nguyên sinh có kích thước lớn, có nguyên sinh chất và hai nhân.Bệnh gieo truyền bằng phương pháp cơ giới học, do loài tiết túc, hút máu từ con ốm sang conkhỏe. Bệnh thường xảy ra ở các nước vùng nhiệt đới. Bệnh xảy ra thường ở dạng mãn tính.Do vậy con bệnh cũng chính là nguồn reo rắt mầm bệnh cho các vật nuôi khác.Ở nước ta bệnh thường xảy ra vào vụ Đông Xuân, lúc mà thức ăn thiếu thốn ché độ lao tácmạnh, do vậy trùng roi dễ phát triển và gây bệnh. Bệnh này thường nặng đối với gia súctrưởng thành. Do vậy một số địa phương trâu bò vào vụ cày kéo bệnh thường xảy ra nên gọilà bệnh ngã nước. Cơ chế phát bệnh và triệu chứngTiêm mao trùng ký sinh và sinh sản nhanh trong máu gia súc. Khi chúng sinh sản nhanh làmtắc mạch máu, vách mạch quản bị tổn thương, huyết dịch thấm ra ngoài, động lại thành từngđám, xuất huyết nhỏ, sau lan dần thành từng đám lớn, nhất là những vùng thấp của cơ thể.Độc tố của tiêm mao trùng gây những triệu chứng ...