Chương VIII. THẢO LUẬN- VÀ BÀI THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ CÚM GIA CẦMCúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (chim), và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thú y cơ bản : THẢO LUẬN- VÀ BÀI THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ CÚM GIA CẦM part 1 Chương VIII. THẢO LUẬN- VÀ BÀI THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ CÚM GIA CẦMCúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (chim), và cóthể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầuthập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa họclà avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là nhữngretrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biếnchủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phátthành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai. Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳngđịnh có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đóxảy ra.I. Đường lây nhiễmCác chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn,ngựa, hải cẩu, cá voi và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưngcũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằngchứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín.Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng mộtsố biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.II. Triệu chứng ở ngườiĐối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác [1]. Đó làsốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và ;ở những trường hợp nghiêm trọng, có thểgây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụthuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bịnhiễm. [2]III. Các biến chủng virus cúm lây nhiễm sang ngườiTất cả các virus AI đều thuộc nhóm cúm A trong họ virus Orthomyxoviridae và tất cả các phânnhóm của virus cúm A đều có thể lây nhiễm các loài chim. Chi virus cúm nhóm A được chiathành các phân nhóm dựa vào loại protein hemagglutinin (H) và neuraminidase (N) nằm trên lớpvỏ protein bao bọc lõi virus. Có tất cả 16 loại protein H, đối với mỗi loại thì lại có đến 9 phânnhóm protein N, như vậy tổ hợp lại thì có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virus cúm gà khácnhau. Ngoài ra, tất cả mỗi phân nhóm virus trên lại có thể chia làm 2 phân nhóm xâm nhiễm: đặc 174Người ta đang lo ngại rằng các loài virus cúm gia cầm có thể tiến hành chuyển đổi tính khángnguyên để có khả năng vượt qua các rào cản khác loài (vd. từ chim có thể lây sang người). Nếuthực sự biến chủng này được tạo ra thì nó sẽ vừa mang tính đa hình cực cao (khó kiểm soát) và cóđộc tính mạnh (khó chữa trị). Một biến chủng như vậy có thể gây nên một đại dịch tương tự nhưDịch cúm Tây Ban Nha đã làm tử vong 50 triệu người vào năm 1918.Tuy nhiên, các đặc điểm di truyền giữa các biến chủng gây bệnh trên người và trên gia cầm có sựkhác biệt đáng kể, không dễ vượt qua. Ngay cả trong các phân nhóm của virus cúm gà cũngmang những đặc điểm khác nhau. Các virus cúm gà H5 và H7 có thể có cả dạng gây nhiễm caovà gây nhiễm thấp, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh màchúng gây ra; tuy nhiên, virus cúm H9 thì chỉ có dạng gây nhiễm thấp.H1N1Phân nhóm H1N1 là chủng virus cúm A được phân lập đầu tiên. Đầu tháng 10 năm 2005, các nhàkhoa học tuyên bố rằng họ đã khôi phục thành công chủng virus gây ra dịch cúm Tây Ban Nha.Những trình tự gene cho thấy đại dịch năm 1918 này là do virus phân nhóm H1N1 gây ra, thườngđược coi là chủng gây cúm lợn nhưng có khả năng truyền nhiễm trực tiếp từ chim sang người.Những virus mới tái tạo này rất khác biệt so với các virus gây bệnh trên người thông thường, loạimà xâm nhập vào các tế bào phổi. [3].H5N1H5N1 là phân nhóm cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ năm 1997, sự bùng phát củavirus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Hơn 100 người đã bị nhiễmH5N1, với tỉ lệ tử vong vượt quá 50%. H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý và cảnh báorằng một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) để tạo thành mộtchủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu với tỉ lệ tử vong trên người là cực lớn.IV. Các chủng khácTừ năm 1997, các phân nhóm H5N1, H7N2, H7N3, H7N7, và H9N2 đã được phát hiện xâmnhiễm vào người.H2N2Gây nên dịch cúm châu Á vào năm 1957 và 1958 đã làm chết khoảng 1 triệu người trên thếgiới.H3N2Phát triển từ chủng H2N2 do biến đổi di truyền và gây nên dịch cúm Hồng Kông vào năm1968, 1969 đã gây tử vong 750,000 người, Đây là đại dịch gây tử vong lớn nhất thế kỷ 20.H7N2Với sự bùng phát phân nhóm H7N2 trong gia cầm vào năm 2002, 44 người đã được pháthiện là bị nhiễm virus tại bang Virginia, Hoa Kỳ. 175H7N3Ở Bắc Mỹ, người ta đã phát hiện chủng virus cúm gà H7N3 tại một số trang trại gia cầm tạiBritish Columbia vào tháng 2 năm 2004. Cho đến tháng 4, 2004, đã có 18 trang trại phảicách ly để ngăn ngừa sự lan truyền của loài virus này. Có 2 trường hợp người dân vùng nàybị nhiễm virus cúm.H7N7Trong năm 2003 ở Hà Lan, 89 người đã được chẩn đoán là nhiễm virus cúm H7N7 sau mộtđợt dịch cúm gia cầm từ một số trang trại lân cận. Một trường hợp đã tử vong.H9N2Loại virus này đã được nghiên cứu cho thấy chỉ là dạng gây nhiễm thấp. Có 3 trườnghợp phát hiện ở Trung Quốc và Hồng Kông cho thấy bị nhiễm virus và tất cả đều đã quakhỏi. Trong tháng 10, 2005, một dịch cúm bùng phát tại thị trấn Tolima, Hoa Kỳ. Tuynhiên, không một trường hợp nào bị virus gây nhiễm cho người. [4]V. Phòng ch ...