Danh mục

BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 4

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.84 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

PHÂN CHIA NGUYÊN NHIỄM (Mitose) I. LÝ THUYẾT Mitose là kiểu di truyền cơ bản giống nhau ở tất cả các tế bào sinh dưỡng. Có chế Mitose là bộ nhiễm sắc thể ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tìm hiểu Mitose là tìm hiểu sự phân chia và diễn biến của quá trình phân chia xảy ra như thế nào. Mitose được tiến hành qua các giai đoạn: Interphase: kỳ trung gian Prophase: kỳ đầu Metaphase: kỳ giữa Anaphase: kỳ sau Telophase: kỳ cuối ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 4 BÀI SỐ 4: KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH PHÂN CHIA TẾ BÀO --------------------------- A. PHÂN CHIA NGUYÊN NHIỄM (Mitose) I. LÝ THUYẾT Mitose là kiểu di truyền cơ bản giống nhau ở tất cả các tế bào sinh dưỡng. Có chế Mitose là bộ nhiễm sắc thể ổn định từ thế hệ n ày sang thế hệ khác. Tìm hiểu Mitose là tìm hiểu sự phân chia và diễn biến của quá trình phân chia xảy ra như thế nào. Mitose được tiến hành qua các giai đoạn: - Interphase: kỳ trung gian - Prophase: kỳ đầu - Metaphase: kỳ giữa - Anaphase: kỳ sau - Telophase: kỳ cuối Qua các giai đoạn trên, tế bào nhờ vào đó hoàn tất sự sinh trưởng của thực vật và động vật. Trong bài thực tập này, chúng ta sẽ quan sát sự nguyên phân của tế bào rễ hành. Ở các tế bào này, chúng ta quan sát và định vị các giai đoạn sau: 1. Interphase Đây là thời kỳ dinh dưỡng, kỳ này nằm giữa các giai đoạn phân chia. Trong kỳ này chúng ta quan sát: - Hình thái, kích thước và sự xuất hiện tổng quát của nhân - Màng nhân - Số lượng, vị trí, kích thước của hạch nhân 2. Prophase Trong giai đoạn này xuất hiện những sợi nhỏ nằm rải rác, đây là sự hình thành những nhiễm sắc thể riêng biệt. Chúng ta quan sát: 15 - Nhiễm sắc chất xuất hiện thành nhừng những chấm ăn màu sậm trong thời gian đầu của tiền kỳ. - Các nhiễm sắc chất co ngắn tạo thành dạng sợi rõ rệt, một vài sợi có thể chập đôi. - Quan sát màng nhân, hạch nhân trong giai đoan cuối của tiền kỳ 3. Metaphase Các NST đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. Chúng ta quan sát: - Trục của thoi vô sắc - Vị trí của nhiễm sắc thể trên thoi vô sắc - Hình thái của NST 4. Anaphase Các NST sẽ di chuyển về 2 cực của tế bào. Chúng ta quan sát: - Sự di chuyển của NST về 2 cực của tế bào - Thoi vô sắc dần dần biến mất 5. Telophase 16 Kết thúc quá trình phân chia. Co sự hình thành 2 tế bào con. Chúng ta quan sát: - Sự tụ tập của các NST ở 2 cực trong kỳ đầu của chung kỳ. - Sự xuất hiện của nhân, màng nhân, hạch nhân II. THỰC HÀNH 1. Dụng cụ - Hóa chất a. Dụng cụ - Lame, lamelle - Mặt kính đồng hồ - Kẹp gắp - Kim mũi giáo - Dao lam - Kính hiển vi - Rễ củ hành tím b. Hóa chất - Dung dịch cố định Carnur (1V acid acetic : 3V cồn tuyệt đối) - Cồn 700 - HCl 1N - Thuốc nhuộm Schiff - Thuốc nhuộm Acetocarmin 2. Thực hành Chọn các rễ ở những thời kỳ kỳ phân chia khác nhau, các tế bào thực hiện quá trình phân chia mạnh nhất là khoảng từ 9h đến 11h sáng. Cách thực hiện tiêu bản: - Rửa sạch rễ trong nước và đem ngâm trong dung dịch Carnur từ 2 – 24 giờ - Ngâm rễ trong cồn 700. Có thể giữ mẫu lâu trong cồn 17 - Vớt 3 mẫu cho lên lame - Cho 1 giọt HCl lên mẫu vật và ngâm trong 15 phút để làm mềm rễ - Thấm khô HCl, nhỏ vào đó một giọt dung dich Schiff và để yên trong 10 – 15 phút. Sau đó thấm khô. - Nhỏ vào mẫu vật một giọt carmin. Để yên từ 3 – 5 phút. - Đậy lamelle lại và dùng tăm gõ nhẹ lên lamelle khoảng 40 – 50 lần - Lau phẩm nhuộm tràn ra ngoài - Quan sát ở vật kính 10X, 40X B. PHÂN CHIA GIẢM NHIỄM (Meiose) I. LÝ THUYẾT Ở thực vật có hoa, các giao tử được tạo ra qua tiến trình Meiose gồm 2 lần phân chia liên tiếp. Kết quả số lượng NST trong giao tử giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. Mỗi giai đoạn của Meiose được xác định dựa vào sự xuất hiện và định hương các NST. Trong nụ hoa, tiến trình Meiose tạo ra giao tử đực xảy ra ở tế bào mẹ hạt phấn trong túi phấn gọi là sự phát sinh bào tử. Kết quả tạo ra 4 bào tử có NST đơn bội, các bào tử này có vị trí sát nhau, được bao bọc bởi một mang chung gọi là tứ tử. Sau đó màng chung tiêu biến, mỗi tiểu bào tử sẽ hình thành một màng riêng gọi là hạt phấn. Ở mỗi loại thực vật, hạt phấn có cấu tạo màng ngoài khác nhau, có thể trơn, nhăn hoặc có gai … Tiến trình giảm phân xảy ra qua 2 lần phân chia liên tiếp như sau: Lần phân chia thứ nhất 1. Prophase I - Mô sinh bào tử trong những bao phấn non. Quan sát sự kết hợp chặt chẽ của các tế bào với các thành phần nhiễm sắc thường kết hợp với nhau - Nhiễm sắc chất tạo thành những điểm đậm chiếm một phần của nhân - Trong giai đoạn đầu tiền kỳ như: Leptonema, Zygonema, Pachynema và Diplonema khó quan sát. - Sợi nhiễm sắc tử tự nhân đôi. Khi đó bộ NST là 4n 18 2. Metaphase I ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: