Thông tin tài liệu:
LỢI TIỂUI. ĐẠI CƯƠNG A- ĐỊNH NGHĨA Thuốc lợi tiểu (LT) là chất làm tăng khối lượng nước tiểu và tăng bài tiết Natri niệu. Do đó giảm phù nề. Vậy LT hữu ích trong điều trị tăng huyết áp (THA), suy tim. B- CÁC DƯỢC PHẨM CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU 1. Lợi tiểu thẩm thấu: Urê, Mannitol. Cơ chế tác dụng là giảm sự tái hấp thu nước và Na.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng tim mạch - LỢI TIỂU LỢI TIỂUI. ĐẠI CƯƠNGA- ĐỊNH NGHĨA Thuốc lợi tiểu (LT) là chất làm tăng khối lượng nước tiểu và tăng bài tiết Natriniệu. Do đó giảm phù nề. Vậy LT hữu ích trong điều trị tăng huyết áp (THA), suytim.B- CÁC DƯỢC PHẨM CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU1. Lợi tiểu thẩm thấu: Urê, Mannitol. Cơ chế tác dụng là giảm sự tái hấp thunước và Na. Vị trí tác dụng chủ yếu ở quai Henle, và thứ yếu ở ống lượn gần, lạicòn hiệu ứng thẩm thấu tại ống thận.2. Lợi tiểu thủy ngân: độc, ngày nay chỉ còn tính chất lịch sử.3. Các dẫn chất Sulfonamid: a- Sulfamid và những chất đồng dạng về cấu trúc (như Acetazolamid, bdDiamox) đều có hoạt tính thải muối. b- Các Thiazid hoặc Benzothiazidic là những chất bài xuất Natri khá mạnh.Methyclothiazid, Cyclothiazid, Polythiazid (bd Renese). Từ Chlothiazid (bd Diuril) tổng hợp ra Hydrochlorothiazid (bd Hydrodiuril, haymột chất quá quen thuộc là Hypothiazid) và Chlorthalidon (bd Hygroton), có nhânindol, còn có hoạt tính giãn mạch ngoại vi, tức tác dụng hạ áp. c- Indapamil (bd Loxol, Fludex, Natrilix): tác dụng lợi tiểu ít, dùng để trị THA, cóưu thế hơn các LT khác ở chỗ không gây rối loạn Lipid máu (RLLM).4. Các dẫn chất của acid Carboxylic a- Furosemid (bd Lasix, Trofurit) dẫn chất từ các Benzothiazidic nhưng có cơchế tác dụng, vị trí tác dụng (quai Henle) khác hẳn Thiazid. Vấn đề cũng hệt nhưvậy đối với Bumetanid (cấu trúc tương tự Furosemid). b- Acid Etacrynic (Ethacrynic) và acid Tienilic: đều cùng chung cơ chế tác dụngnhư Furosemid. Riêng acid Tienilic là LT duy nhất giảm được uric máu.5. Nhóm Spironolacton và thuốc tương tự về tác dụng a- Spironolacton (bd Aldacton) và Kali canrenoat (bd Phanurane, Soludactone)là những chất đối kháng theo cơ chế cạnh tranh đối với Aldosteron. Sự cạnhtranh này là do cấu trúc của chúng khá giống cấu trúc của Aldosteron. b- Triamteren và Amilorid có cơ chế tác dụng tương tự, nhưng không cần sựcó mặt của Aldosteron.C- CƠ CHẾ VÀ VỊ TRÍ TÁC DỤNG Ngoại trừ các LT thủy ngân (độc, ngày nay không dùng nữa) và LT thẩm thấu,tất cả LT khác đều được tiết ra ở một đoạn nhất đị nh của Nephron rồi ở phía hạlưu sẽ tác dụng trong một khu vực nhất định của Nephron mà thôi - vị trí II, III, IV.1. Lợi tiểu quai (ví dụ Furosemid): vị trí IIa- Ức chế ở tại quai Henle này sự tái hấp thu Natri clorua Ống lượn gần Đoạn pha loãng Ống lượn xa Sp - tone VỊ TRÍ I VỊ TRÍ III * VỊ TRÍ IV Dưới sự kiểm soát của Aldosteron đã gắn vào thụ thể K+ Na+ H+ Na được lọc Sp - tone 25000 Triamt. Amilor Th - d ưu trương đẳng trương Phần VỎ đẳng trương VỊ TRÍ II (*) ưu trương Phần TỦY F NaCl 25% (•) H2O F và Na H2O (tái hấp thu đẳng trương) urê Na bài xuấtSơ đồ vị trí tác dụng của các lợi tiểu(*) đoạn ống rộng nhánh đi lên của quai Henle(•) Tỷ lệ phần trăm của Natri được tái hấp thub- Nếu ở liều rất cao còn ức chế cả sự tái hấp thu đẳng áp thẩm thấu của Na tạivị trí I, tức ống lượn gần.2. Các Thiazid và LT tương tự: tác dụng (ức chế tái hấp thu Natri) ở đoạn phaloãng, tức là khởi đầu của ống lượn xa - vị trí III.3. Spironolacton và các LT giữ Kali khác: tác dụng ở ống lượn xa, tức đoạ ncuối cùng của Nephron - vị trí IV. a- Spironolacton: kháng Aldosteron với nghĩa chẹn (chặn đứng) hiện tượngcường Aldosteron thứ phát vốn gây ra tái hấp thu tối đa Natri mà thải mất Kali.Bản chất sự chẹn này là ngăn sự gắn Aldosteron lên các thụ thể Protein và ngăncản sự chuyên chở Na+ từ lòng ống lượn xuyên qua biểu bì (tại vị trí IV này) trởvào cơ thể. b- Triamteren và Amilorid: ức chế trực tiếp sự chuyên chở ion, tức giảm tái hấpthu Na+ và ức chế việc tiết ion K+ và Hydrogen vào ống lượn xa.4. Acetazolamid ức chế men Alhydrase carbonic, tức giảm sự sinh ra CO ...