Danh mục

Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 9 - TS. Nguyễn Văn Tình

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 975.48 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 9 Định mức lao động, cung cấp cho người học những kiến thức như ý nghĩa và nội dung của định mức lao động; Phân loại thời gian; Năng suất lao động; Các phương pháp tăng năng suất; Các tiêu chuẩn để định mức lao động. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 9 - TS. Nguyễn Văn Tình CHƯƠNG 9ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG9.1. Ý nghĩa và nội dung Nhiệm vụ chính của định mức lao động là xác định:  Mức thời gian: chi phí thời gian cần thiết thực hiện một đơn vị công việc  Mức sản phẩm: số đơn vị sản phẩm được chế tạo ra trong một đơn vị thời gian.  Mức công nhân: số công nhân cần thiết để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể. Là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất và thiết kế quy trình công nghệ.9.2. Phân loại thời gian. Thời gian làm việc được chia ra: Thời gian chuẩn bị - kết thúc. Thời gian cơ bản (thời gian máy). Thời gian phụ. Thời gian phục vụ chỗ làm việc. Thời gian nghỉ được chia ra. Thời gian nghỉ không phụ thuộc vào công nhân. Thời gian nghỉ phụ thuộc vào công nhân. Thời gian chuẩn bị - kết thúc  Thời gian công nhân làm quen với công việc, chuẩn bị chỗ làm việc và thời gian thực hiện các động tác để kết thúc công việc.9.3. Năng suất lao động. Năng suất lao động Q: số lượng sản phẩm được chế tạo ra trong một đơn vị thời gian.Bài tập9.4. Các phương pháp tăng năng suất Tăng mức độ cơ khí hóa và tự động hóa Thiết kế kết cấu của máy hoàn thiện hơn. Sử dụng nhiều máy tự động, bán tự động và các máy điều khiển theo chương trình số. Tăng số dây chuyền tự động và nhà máy tự động. Tăng chế độ cắtGiảm thời gian cơ bản T0: Tăng tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết gia công. Chọn phương pháp gia công hợp lý. Sử dụng máy, dao và chế độ cắt hợp lý. Tự động hóa nguyên công bằng cách ứng dụng các cơ cấu cấp phôi tự động. Xác định lượng dư gia công hợp lý.Giảm thời gian phụ Tp bằng cách: Giảm thời gian gá đặt bằng cách dùng các cơ cấu kẹp nhanh (hơi ép, dầu ép, điện từ, ly tâm). Giảm thời gian vận chuyển chi tiết, giảm thời gian kiểm tra chi tiết. Dùng dao chuyên dùng để giảm thời gian thay dao và thời gian điều chỉnh dao. Tổ chức chỗ làm việc hợp lý.Giảm thời gian phục vụ Tpv bằng cách: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ gá. Chuẩn bị đầy đủ dầu mỡ, dẻ lau, đi sớm vài phút để nhận bàn giao ca. Dùng khí nén để thổi sạch chỗ làm việc. Dùng công nhân đúng việc, đúng bậc thợ. Tổ chức đứng nhiều máy.Chế tạo phôi bằng các phương pháp biến dạng dẻo (rèn, dập, cán…) và đúc chính xác.Hoàn thiện quy trình công nghệ9.5. Các tiêu chuẩn để định mức lao động Để định mức lao động người ta sử dụng:  Tiêu chuẩn thời gian  Tiêu chuẩn số lượng cán bộ  Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị. Tiêu chuẩn thời gian để xác định thời gian thực hiện các công việc bằng tay và thời gian gia công cơ bản T0 Tiêu chuẩn số lượng cán bộ xác định số cán bộ, công nhân viên của nhà máy.Số cán bộ lãnh đạo khối sản xuất H1.  p: số công nhân sản xuất.  Ф: giá trị của vốn sản xuất (đơn vị là 1000USD) Số cán bộ có nhiệm vụ hoàn thiện kết cấu của sản phẩm H2.  Kc: hệ số phức tạp của chi tiết.  a: số loại chi tiết đặc chủngSố cán bộ chuẩn bị công nghệ H3.  M: số lượng chỗ làm việc.  T: số lượng nguyên công.Số cán bộ thiết kế trang bị công nghệ H4. H4= 0,2H3 Số cán bộ xây dựng các bộ tiêu chuẩn H5. H5 = 0,05.(H2 + H4)Số cán bộ quản lý tổ chức lao động và tiền lương H6. H6 = 0,087.p0 p0: số công nhân của nhà máy nói chung Số công nhân phục vụ công tác sửa chữa thiết bị và quản lý điện năng H7Số công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm H8.Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị làm việc được dùng để xác định chế độ cắt tối ưu.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: