Danh mục

Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 3

Số trang: 39      Loại file: ppt      Dung lượng: 287.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (39 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 3 - Xung đột thẩm quyền xét xử và xung đột khái niệm pháp lý trong TPQT có nội dung trình bày về khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT, nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong TPQT của các nước, nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong TPQT của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 3 Chương 03: Xung đột thẩm quyền xét xử và xung đột khái niệm pháp lý trong TPQT3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xétxử trong TPQT.3.2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xétxử trong TPQT của các nước.3.3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xétxử trong TPQT của Việt Nam.3.4. Xung đột khái niệm pháp lý. 1 3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử• Thế nào là thẩm quyền xét xử trong TPQT?• Thẩm quyền xét xử trong TPQT là thẩm quyền xét xử các vụ việc, án kiện phát sinh từ các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.• Thế nào là xung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT? 2 3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử• VD: Thương nhân A mang quốc tịch Singapore, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân B mang quốc tịch Việt Nam. Hợp đồng giữa hai bên được ký kết tại Malaysia để mua bán một số hàng hóa đặt tại Philippin. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì phát sinh tranh chấp. Tòa án nước nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này? 3 3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử• Xung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT là việc các cơ quan có thẩm quyền của hai hay nhiều nước cùng có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc, án kiện phát sinh từ các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.• Bằng cách nào để giải quyết hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử? 4 3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử* Phương pháp giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử:• Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột thống nhất về thẩm quyền xét xử.• Mỗi nước tự mình ban hành và áp dụng các quy phạm xung đột về thẩm quyền xét xử. 5 3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử• VD: Thương nhân X (cư trú tại nước A) giao kết hợp đồng với thương nhân Y (cư trú tại nước B). Trong quá trình X giao hàng cho Y tại nước A, hai bên đã phát sinh tranh chấp. Do đó, X đã tiến hành khởi kiện Y. Để xác định thẩm quyền xét xử, luật nước A quy định tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi cư trú của bị đơn; Luật nước B quy định tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi xảy ra tranh chấp. Theo luật của mỗi nước A và B, tòa án nước nào có thẩm quyền xét xử? 6 3.2. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của các nướcKhi ban hành các quy phạm xung đột để xác định thẩm quyền xét xử, thông thường, các nước dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau:• Dấu hiệu quốc tịch của các bên.• Dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn.• Dấu hiệu nơi hiện diện của bị đơn.Bên cạnh ba dấu hiệu cơ bản trên, các nước còn kết hợp thêm các dấu hiệu khác như: Nơi tọa lạc bất động sản; Nơi phát sinh tranh chấp; Nơi cư trú của nguyên đơn; Nơi thực hiệp hợp đồng… 7 3.2. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của các nướcCần phân biệt các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử với các hệ thuộc xác định luật áp dụng:• Dấu hiệu mang ý nghĩa xác định tòa án nước nào có thẩm quyền, không đương nhiên mang ý nghĩa luật nước có tòa án có thẩm quyền đó sẽ được áp dụng.• Hệ thuộc mang ý nghĩa xác định luật nước nào được áp dụng để giải quyết các vấn đề có liên quan, không đương nhiên mang ý nghĩa tòa án nước có luật được áp dụng sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc. 8 3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:3.3.1: Khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về thẩm quyền xét xử thì tuân theo các quy tắc đã được thống nhất trong các điều ước quốc tế đó. 93.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamKhoản 3 Điều 2 BLTTDS:“Bộ luật TTDS được áp dụng đối với việcgiải quyết các vụ việc dân sự có yếu tốnước ngoài; Trường hợp điều ước quốc tếmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namký kết hoặc gia nhập có quy định khác thìáp dụng quy định của điều ước quốc tếđó.” 10 3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam3.3.2. Trường hợp không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền của tòa án Việt Nam được xác định theo các quy định của pháp luật Việt Nam.Theo tinh thần của BLTTDS Việt Nam, khi xem xét thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể khái quát ở một số điểm sau đây: 11 3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của ...

Tài liệu được xem nhiều: