Bài tập môn Lý luận văn học: Suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong thời đại của bùng nổ văn hóa nghe nhìn
Số trang: 22
Loại file: docx
Dung lượng: 43.29 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bài tập môn Lý luận văn học: Suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong thời đại của bùng nổ văn hóa nghe nhìn" tìm hiểu vị trí của văn học trước khi bùng nổ văn hóa nghe nhìn; Chất liệu của văn học (ngôn từ) trong tương quan chất liệu với các loại hình khác. Từ đó, thấy được sự khác biệt, cũng như giá trị của việc dùng ngôn từ trong biểu đạt giá trị tác phẩm và tư tưởng của nhà văn; Chức năng của văn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập môn Lý luận văn học: Suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong thời đại của bùng nổ văn hóa nghe nhìn BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC Họ và tên: Lê Thị Thảo Lớp C: Khoa Ngữ Văn Giảng viên: Đỗ Văn Hiểu Đề bài: “Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong thời đại của bùng nổ văn hóa nghe nhìn. Trong tương lai con người có cần đến văn học nữa hay không? Vì sao?” Bài làm I. Đặt vấn đề “Tác phẩm văn học vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Hẳn vậy mà văn học đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển, hoàn thiện nhân cách, phẩm giá con người. Đôi lúc, nhờ có văn học mà cứu dỗi tâm hồn cằn cõi, hun đúc, nảy mầm sự sống cho trái tim bầm dập bao vết thương về tinh thần. Ta tìm đến văn học như một con cừu non khát sữa mẹ, tìm đến nó để thanh lọc, gột rửa tâm hồn, để hái trái thơm kiến thức, để gặt hái vựa lúa của tình người ấm áp. Có thể thấy rằng: “Văn học như một bước đi song hành cùng với sự hình thành, phát triển của xã hội loài người”. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ của văn hóa nghe nhìn thì văn học còn giữ vững được vai trò, vị thế của mình nữa hay không? Trong tương lai con người có cần đến văn học nữa hay không? Đó là một vấn đề lớn cần được giải đáp. Song ta vẫn khẳng định một điều rằng: Văn học chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục và tồn tại cho dù đứng trước thách thức của các loại hình nghệ thuật khác đang ngày càng bùng nổ và chiếm ưu thế. Để lý giải vấn đề này tôi xin bàn về chức năng và chất liệu của văn học trong tương quan với các loại hình nghệ thuật khác. Từ đó, làm rõ nét khác biệt, nổi trội, ưu thế của văn học mà không một loại hình nghệ thuật nào có thể thay thế được. II. Nội dung 1. Khái niệm văn học là gì? Trước tiên, ta phải khẳng định rằng có rất nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm văn học là gì. Có ý kiến cho rằng văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Có ý kiến khác lại cho rằng văn học cũng chỉ là hiện thực đời sống. Song, tựu chung lại, văn học là một loại hình ý thức xã hội thẩm mĩ thuộc kiến trúc thượng tầng, là tác phẩm bằng ngôn từ đây cũng là bản chất của văn học, nhằm phân biệt văn học với các loại hình nghệ thuật khác. 2. Vị trí của văn học trước khi bùng nổ văn hóa nghe nhìn Như chúng ta đã thấy, văn học đối với đời sống con người là vô cùng quan trọng. Nếu như trước kia người ta coi văn chương như một phương tiện để truyền tải đạo lí “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, văn chương dùng để nói trí, để tuyên truyền đạo đức, ứng xử ở đời. Văn học đóng vị trí vô cùng quan trọng. Trong thời phong kiến để tuyển chọn người tài người ta tổ chức các cuộc thi về văn. Quan văn – quan võ ngang bằng nhau trong xã hội, đây là hai yếu tố được đề cao với một bậc quân tử, người tài. Người ta tìm đến văn chương như một người bạn, là nguồn tri thức khổng lồ để hoàn thiện nhân cách, trí tuệ bản thân. Và dường như văn học là nguồn cung cấp kiến thức, tìm kiếm sự giải trí, sự đồng điệu về cảm xúc duy nhất. Sự hạn chế về công nghệ, các loại hình giải trí khác chưa được đề cao và phát triển rực rỡ như ngày nay thì vị trí của văn học càng được đề cao. Tuy nhiên, ngày nay với sự bùng nổ của văn hóa nghe nhìn thì số phận, vai trò của văn học cũng ít nhiều thay đổi. Người ta tìm đến nhiều nguồn khác nhau để giải trí, giáo dục, thưởng thức: hội họa, ca nhạc, nhảy múa,… Vậy câu hỏi đặt ra và cần được giải quyết là: điều gì làm cho văn học có thể tiếp tục tồn tại và con người vẫn luôn cần đến văn học. Để minh chứng cho vấn đề trên tôi sẽ đi làm sáng rõ giá trị, sự khác biệt trong chất liệu và chức năng của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. 3. Chất liệu của văn học (ngôn từ) trong tương quan chất liệu với các loại hình khác. Từ đó, thấy được sự khác biệt, cũng như giá trị của việc dùng ngôn từ trong biểu đạt giá trị tác phẩm và tư tưởng của nhà văn. Văn học không chỉ là một loại hình thái ý thức xã hội mà còn là một loại hình nghệ thuật. Do đó phải tiến lên so sánh với các loại hình nghệ thuật khác. Đặc trưng của các loại hình nghệ thuật xét đến cùng cũng là bắt nguồn từ chất liệu của nó. Nếu như chất liệu của hội họa là màu sắc, đường nét, của âm nhạc là âm thanh và tiết tấu, của vũ đạo là hình thể và động tác,… đều là vật chất với những trạng thái của nó. Thì chất liệu của văn học chính là ngôn từ, không phải là bản thân vật chất mà chỉ là một hệ thống những kí hiệu mà thôi. Nói văn học là nghệ thuật của ngôn từ nhưng không phải là những ngôn từ logic chỉ tác động chủ yếu vào lý tính như chính trị, triết học,… mà phải là ngôn từ giàu hình ảnh và tình cảm, tác động chủ yếu vào tâm hồn con người. Dưới đây, tôi sẽ làm rõ nét độc đáo, giá trị trong việc sử dụng ngôn từ trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập môn Lý luận văn học: Suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong thời đại của bùng nổ văn hóa nghe nhìn BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC Họ và tên: Lê Thị Thảo Lớp C: Khoa Ngữ Văn Giảng viên: Đỗ Văn Hiểu Đề bài: “Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong thời đại của bùng nổ văn hóa nghe nhìn. Trong tương lai con người có cần đến văn học nữa hay không? Vì sao?” Bài làm I. Đặt vấn đề “Tác phẩm văn học vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Hẳn vậy mà văn học đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển, hoàn thiện nhân cách, phẩm giá con người. Đôi lúc, nhờ có văn học mà cứu dỗi tâm hồn cằn cõi, hun đúc, nảy mầm sự sống cho trái tim bầm dập bao vết thương về tinh thần. Ta tìm đến văn học như một con cừu non khát sữa mẹ, tìm đến nó để thanh lọc, gột rửa tâm hồn, để hái trái thơm kiến thức, để gặt hái vựa lúa của tình người ấm áp. Có thể thấy rằng: “Văn học như một bước đi song hành cùng với sự hình thành, phát triển của xã hội loài người”. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ của văn hóa nghe nhìn thì văn học còn giữ vững được vai trò, vị thế của mình nữa hay không? Trong tương lai con người có cần đến văn học nữa hay không? Đó là một vấn đề lớn cần được giải đáp. Song ta vẫn khẳng định một điều rằng: Văn học chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục và tồn tại cho dù đứng trước thách thức của các loại hình nghệ thuật khác đang ngày càng bùng nổ và chiếm ưu thế. Để lý giải vấn đề này tôi xin bàn về chức năng và chất liệu của văn học trong tương quan với các loại hình nghệ thuật khác. Từ đó, làm rõ nét khác biệt, nổi trội, ưu thế của văn học mà không một loại hình nghệ thuật nào có thể thay thế được. II. Nội dung 1. Khái niệm văn học là gì? Trước tiên, ta phải khẳng định rằng có rất nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm văn học là gì. Có ý kiến cho rằng văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Có ý kiến khác lại cho rằng văn học cũng chỉ là hiện thực đời sống. Song, tựu chung lại, văn học là một loại hình ý thức xã hội thẩm mĩ thuộc kiến trúc thượng tầng, là tác phẩm bằng ngôn từ đây cũng là bản chất của văn học, nhằm phân biệt văn học với các loại hình nghệ thuật khác. 2. Vị trí của văn học trước khi bùng nổ văn hóa nghe nhìn Như chúng ta đã thấy, văn học đối với đời sống con người là vô cùng quan trọng. Nếu như trước kia người ta coi văn chương như một phương tiện để truyền tải đạo lí “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, văn chương dùng để nói trí, để tuyên truyền đạo đức, ứng xử ở đời. Văn học đóng vị trí vô cùng quan trọng. Trong thời phong kiến để tuyển chọn người tài người ta tổ chức các cuộc thi về văn. Quan văn – quan võ ngang bằng nhau trong xã hội, đây là hai yếu tố được đề cao với một bậc quân tử, người tài. Người ta tìm đến văn chương như một người bạn, là nguồn tri thức khổng lồ để hoàn thiện nhân cách, trí tuệ bản thân. Và dường như văn học là nguồn cung cấp kiến thức, tìm kiếm sự giải trí, sự đồng điệu về cảm xúc duy nhất. Sự hạn chế về công nghệ, các loại hình giải trí khác chưa được đề cao và phát triển rực rỡ như ngày nay thì vị trí của văn học càng được đề cao. Tuy nhiên, ngày nay với sự bùng nổ của văn hóa nghe nhìn thì số phận, vai trò của văn học cũng ít nhiều thay đổi. Người ta tìm đến nhiều nguồn khác nhau để giải trí, giáo dục, thưởng thức: hội họa, ca nhạc, nhảy múa,… Vậy câu hỏi đặt ra và cần được giải quyết là: điều gì làm cho văn học có thể tiếp tục tồn tại và con người vẫn luôn cần đến văn học. Để minh chứng cho vấn đề trên tôi sẽ đi làm sáng rõ giá trị, sự khác biệt trong chất liệu và chức năng của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. 3. Chất liệu của văn học (ngôn từ) trong tương quan chất liệu với các loại hình khác. Từ đó, thấy được sự khác biệt, cũng như giá trị của việc dùng ngôn từ trong biểu đạt giá trị tác phẩm và tư tưởng của nhà văn. Văn học không chỉ là một loại hình thái ý thức xã hội mà còn là một loại hình nghệ thuật. Do đó phải tiến lên so sánh với các loại hình nghệ thuật khác. Đặc trưng của các loại hình nghệ thuật xét đến cùng cũng là bắt nguồn từ chất liệu của nó. Nếu như chất liệu của hội họa là màu sắc, đường nét, của âm nhạc là âm thanh và tiết tấu, của vũ đạo là hình thể và động tác,… đều là vật chất với những trạng thái của nó. Thì chất liệu của văn học chính là ngôn từ, không phải là bản thân vật chất mà chỉ là một hệ thống những kí hiệu mà thôi. Nói văn học là nghệ thuật của ngôn từ nhưng không phải là những ngôn từ logic chỉ tác động chủ yếu vào lý tính như chính trị, triết học,… mà phải là ngôn từ giàu hình ảnh và tình cảm, tác động chủ yếu vào tâm hồn con người. Dưới đây, tôi sẽ làm rõ nét độc đáo, giá trị trong việc sử dụng ngôn từ trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài tập môn Lý luận văn học Lý luận văn học Số phận của văn học Bùng nổ văn hóa nghe nhìn Chức năng của văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 2
105 trang 94 1 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học
102 trang 62 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 trang 61 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986
25 trang 50 0 0 -
172 trang 37 0 0
-
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư
7 trang 27 0 0 -
Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại
8 trang 27 0 0 -
Một số đặc trưng của thể loại hồi ký
6 trang 25 0 0 -
Tính nhất quán - đa dạng trong nghiên cứu, phê bình văn học của Lê Đình Kỵ
10 trang 22 0 0 -
Hai kiểu nhân vật theo cách nhìn phân tâm học
13 trang 22 0 0