Danh mục

Bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên các trường cao đẳng kĩ thuật

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.32 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề nghiên cứu về “thích ứng nghề” cho sinh viên kĩ thuật còn khá mới mẻ, chưa được nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên các trường Cao đẳng kĩ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên các trường cao đẳng kĩ thuậtJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0057Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 100-107This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnBẢN CHẤT VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH KĨ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT Nguyễn Thành Long Khoa Cơ - Điện, Trường trung cấp xây dựng số 4, Vĩnh Phúc Tóm tắt. Trong những năm gần đây, tình trạng nhiều sinh viên ra trường không có việc làm hoặc có việc làm nhưng làm không đúng với ngành nghề mình được đào tạo...Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Có rất nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, có ưu tiên đến công tác Hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên nhằm giúp học sinh, sinh viên trong việc lựa chọn nghề nghiệp và nhanh chóng thích ứng trong quá trình học tập, rèn luyện để phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về “thích ứng nghề” cho sinh viên kĩ thuật còn khá mới mẻ, chưa được nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên các trường Cao đẳng kĩ thuật. Từ khóa: Thích ứng, kĩ năng thích ứng, kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên kĩ thuật.1. Mở đầu Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người có khả năng thích ứng để theo kịp với sự pháttriển đó. Trong thế kỉ XX, những nghiên cứu khoa học về vấn đề tâm lí học thích ứng được đánhdấu bởi các nhà khoa học giáo dục hàng đầu thế giới như: Côvaliốp A. G. (1971) [1], Climôv E.A. (1971) [2], Golomstooc A. E (1979) [3],... Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà khoa học giáo dụcquan tâm đến vấn đề này, cụ thể như: Bùi Ngọc Dung (1981) [4], Vũ Thị Nho (1996) [5], NguyễnVăn Hộ (2000) [6]. . . Thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá, chúng tôi nhận thấy rằng“thích ứng” có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đào tạo, nó giúp cho con ngườinhanh chóng hoàn thiện nhân cách. . . Tuy nhiên tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, từngcấp học, từng bậc học mà mức độ ảnh hưởng của nó khác nhau. Ở đây, tác giả chỉ đi sâu phân tíchđể làm sáng tỏ vấn đề về khái niệm, các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho đối tượnglà sinh viên kĩ thuật mà cụ thể là sinh viên các trường cao đẳng kĩ thuật.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thích ứng Theo Nguyễn Văn Hộ (2006), Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trongtrường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam. Giáo sư đã chỉ rõ: Để thích ứng mối cáNgày nhận bài: 9/1/2015. Ngày nhận đăng: 21/5/2015.Liên hệ: Nguyễn Thành Long, e-mail: kdtnxd4long@gmail.com100 Bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên...nhân cần phải tự hiểu mình (mình là ai?) thông qua nhưng đặc trưng mà bản thân coi đó là một giátrị được thừa nhận. Đồng thời để hiểu kĩ mình hơn, chính xác hơn, cần thiết phải có sự tồn tại củamột hoặc nhiều cá thể khác. Do đó, theo Giáo sư “thích ứng” được coi là quá trình thấu hiểu mìnhbằng người khác và thông hiểu kẻ khác bằng chính mình. Còn trong xã hội, sự thích ứng của mỗi cá nhân được tồn tại dưới nhiều hình thức khácnhau, theo chúng tôi tất cả các hình thức thể hiện của “thích ứng” đều có sự tham gia của ý thức. Ýthức trở thành nhân tố thường trực tạo nên sự thành công hay thất bại của quá trình thích ứng. Vìvậy, theo chúng tôi hiểu: “thích ứng” là hoạt động có định hướng (ứng đáp, phản ứng, thich nghi,tương thích và sự hòa nhập. . . ), là một quá trình tự giác luôn mang tính tích cực chủ động của cánhân trước nhưng yêu cầu biến đổi của môi trường xã hội. “Thích ứng” là khái niệm được dùng rộng rãi trong cả khoa học và đời sống xã hội, biến thểcủa nó có thể là: ứng đáp, phản ứng, thich nghi, tương thích và sự hòa nhập. . . ; Tuy nhiên, dướicách nhìn nhận của chúng tôi, các biến thể trên thường được dùng với ý nghĩa sinh học, còn thíchứng được dùng trong hoạt động tâm lí - xã hội. Có thể coi thích ứng là quá trình biến đổi đờisống tâm lí và hệ thống hành vi cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những điềukiện sống mới và hoạt động mới. Nhờ có sự thích ứng mà chủ thể hình thành những cấu tạo tâmlí mới, thậm chí trong những điều kiện nhất định có thể cải biến lại chính môi trường sống. Như vậy, sự thích ứng được bắt đầu ngay từ khi là một đứa trẻ mới chào đời, làm quenvới môi trường mới, với điều kiện sống mới, hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệthống ứng xử tương ứng với vị thế và vai trò xã hội của bản thân, giúp các cho cá nhân hòa nhậpvào xã hội.2.2. Nghề và nghề nghiệp The ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: