Bán đảo Ả rậpCác phong trào quốc gia ở thuộc địa Anh và Pháp ( chương 8 ) Năm 1925, khi quân Ikwan của Ibn Séoud vào được Hedjaz thì khối Ả Rập cơ hồ như đã có một sự quân bình giữa các thế lực. Đế quốc Thổ đã sụp đổ, quốc gia Thổ chỉ còn một khu nhỏ, lo canh tân và kiến thiết. Nga cũng mắc đối phó với những vấn đề nội bộ của họ, trong số đó có vấn đề dân thiểu số theo Hồi giáo....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bán đảo Ả rập phần 8Bán đảo Ả rậpCác phong trào quốc gia ở thuộc địa Anh và Pháp ( chương 8 )Năm 1925, khi quân Ikwan của Ibn Séoud vào được Hedjaz thì khối Ả Rậpcơ hồ như đã có một sự quân bình giữa các thế lực. Đế quốc Thổ đã sụp đổ,quốc gia Thổ chỉ còn một khu nhỏ, lo canh tân và kiến thiết. Nga cũng mắcđối phó với những vấn đề nội bộ của họ, trong số đó có vấn đề dân thiểu sốtheo Hồi giáo. Iran và Afghanistan đã thành những quốc gia độc lập, trunglập làm trái độn giữa Nga và Ấn Độ của Anh. Anh, Pháp chia nhau các xứ ởBắc bán đảo Ả Rập: Anh ở Palestine, Jordani, Iraq, Pháp ở Liban, Syrie.Anh lại giữ được những căn cứ cốt yếu trên con đường qua phương Đông,tức Ai Cập, Aden. Còn lòng bán đảo, đất phát tích của Hồi giáo thì thuộc vềẢ Rập Saudi, một quốc gia độc lập.Như vậy là tạm ổn cho người phương Tây, nhưng tình trạng đó không ổncho người Ả Rập; và vẫn có những luồng sóng ngầm phá cái thế có vẻ quânbình đó. Giữa hai Thế chiến tại miền đó có ba luồng sóng ngầm:- Phong trào quốc gia của các dân tộc Ả Rập mà Lawrence đã khuấy độnglên mà không ngờ tới hậu quả của nó,- Những âm mưu của Anh muốn khuấy phá, hất cẳng đồng minh của mình làPháp.- Sự thành lập quốc gia Do Thái ở Palestine, sau lời tuyên ngôn của Balfour,đầu mối của biết bao cuộc xung đột trên đất Ả Rập sau Thế chiến thứ nhì.Trong chương này chúng tôi sẽ xét hai điểm trên còn điểm cuối (vấn đề DoThái) rất quan trọng, sẽ dành cho chương sau.Phong trào quốc gia ở Ai CậpBán đảo Ả Rập thật là một miền đa dạng về mọi phương diện, gây cho tanhiều nỗi ngạc nhiên thích thú. Từ sa mạc khô cháy ta bước sang nhữngvườn hồng rực rỡ ở bờ Địa Trung Hải; từ cảnh hoang vu đi suốt ngày khônggặp một bóng người, ta bước sang những đô thị cư dân lúc nhúc như LeCaire, Bagdad.Ở trong sa mạc bí mật kia cuộc khởi nghĩa của Ibn Séoud có tính cách bántrung cổ: cảnh ngựa hí trên sa trường, cảnh đấu kiếm loang loáng, tiếng kèntiếng trống dưới chân thành, tiếng loa tiếng tù và trong đêm vắng, cát baymịt trời, xương khô đầy đất y như cảnh biên tái trong thơ đời Đường.Mà ở đây, trên hạ lưu sông Nil bên bờ Địa Trung Hải, ở Le Caire,Alexandrie, thì cuộc cách mạng có tính cách tân thời, thành thị, y như ở BắcKinh, Thượng Hải sau Thế chiến thứ nhất. Ở kia, người cầm đầu cuộc nổiloạn là một vị anh hùng quý phái, một vương hầu. Ở đây phong trào do sinhviên và thợ thuyền phát động với những biểu ngữ, khẩu hiệu, những cuộc bãikhóa, bãi công, những cuộc xuống đường rầm rầm rộ rộ. Ai Cập cũng nhưTrung Hoa, có một nền văn minh cổ mấy ngàn năm, đã ngưng đọng khôngbiến hóa kịp thời nên không chống lại nổi sức mạnh của nền văn minh cơgiới phương Tây, phải tủi nhục nhận sự áp bức của họ và vẫn mong Âu hoáđể mạnh lên mà giành lại nền độc lập.Ai Cập thành đất bảo hộ của Anh từ 1882. Cũng như Pháp, như mọi thựcdân khác, Anh dùng một bọn quý phái bản xứ dễ bảo để làm tay sai. Ai Cậpcó những nhà cách mạng lớp cũ, những nhà này thất bại và ngọn cờ cáchmạng chuyển qua tay thanh niên có tân học, ở các trường Trung học, Kỹnghệ, Đại học ra. Mới đầu chỉ có những đảng Quốc gia như Wafd, Baath[12]chủ trương giành lại độc lập, lật đổ triều đình bù nhìn (nếu không bỏ hắn chếđộ quân chủ thì ít nhất cũng có một hiến pháp mà quốc vương chỉ giữ cácđịa vị tượng trưng như chủ trương của Huynh đệ Hồi giáo); rồi sau mới cónhững đảng Cộng sản.Chúng ta nghiệm thấy tại Ai Cập, Trung Hoa, trong tiền bán thế kỷ, các nhàcách mạng đều có nhiệt huyết, can đảm, không vị lợi, và đều bị phong kiếnliên kết với thực dân đàn áp mãnh liệt, nhưng được quốc dân tin cậy, ủng hộ.Hồi đầu họ rất đoàn kết, không chia rẽ sâu xa về chính kiến, ai cũng mongđả phong, diệt thực đã, thành công rồi sẽ hay; về sau họ mới chia rẽ mà lựclượng kém đi. Cái công buổi đầu đó của họ, hình như chưa nước nào đánhgiá được đúng mức.Cuộc khởi nghĩa của Arabi Pacha[13] bị thực dân Anh đập tan năm 1882,ngọn lửa cách mạng ở Ai Cập hạ xuống trên hai chục năm sau, một thanhniên du học ở Pháp về, Mustapha Kamel[14], thổi cho nó bùng trở lại. Ôngta thành lập tờ báo El Lewa hô hào quốc dân đòi độc lập. Tờ báo có ảnhhưởng mạnh tới thanh niên. Thực dân Anh treo cổ bốn nhà ái quốc; mới đầuthanh niên rồi dân chúng nhao nhao lên phản đối. Anh phải thay viên Thốngđốc. Hết chiến tranh, năm 1919, Ai Cập dựa vào lời tuyên ngôn các dân tộccó quyền tự quyết của Đồng minh, lại đòi độc lập. Anh đàn áp nữa, đầyZaghloul Pacha và ba đồng chí của ông ta tại đảo Malte. Tức thì ba ngànsinh viên biểu tình ở Le Caire, năm sinh viên bị bắn chết.Mặt trời hôm đó chưa lặn thì toàn cõi Ai Cập đã bùng lên rồi... Lúc đómười bốn triệu người chỉ nghĩ tới vị anh hùng đã thay dân nói lên cái nguyệnvọng của dân, đòi quyền sống và quyền tự do cho Ai Cập mà bị giam bị đầyqua một đảo xa xôi.Chỉ trong nháy mắt, Le Caire lâm vào cảnh hỗn loạn. Nhà nào nhà nấy vộivàng đóng cửa vì đám người biểu tình mỗi lúc một đông đảo, ồn ào. Cácđường liên lạc bị cắt đứt và mọi nơi trong nướ ...