Bàn lề của châu Á, Phi, Âu
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 198.96 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một chút lịch sử - Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu ( Phần I-chương 1) Nhiều tác giả gọi bán đảo Ả Rập là tiền đồn của châu Á. Tôi nghĩ danh từ đó nên dành cho miền Tiểu Á, còn trọn bán đảo Ả Rập thì nên gọi là bản lề của ba châu Á, Phi, Âu. Vị trí của nó rất thuận lợi: Ai Cập gác lên hai châu Á và Phi; các xứ theo Hồi giáo nằm liền nhau từ Đại Tây Dương tới sông Indus ở Ấn Độ, dọc theo bờ biển của Địa Trung Hải,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn lề của châu Á, Phi, ÂuMột chút lịch sử - Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu ( Phần I-chương1)Nhiều tác giả gọi bán đảo Ả Rập là tiền đồn của châu Á. Tôi nghĩdanh từ đó nên dành cho miền Tiểu Á, còn trọn bán đảo Ả Rập thìnên gọi là bản lề của ba châu Á, Phi, Âu. Vị trí của nó rất thuậnlợi: Ai Cập gác lên hai châu Á và Phi; các xứ theo Hồi giáo nằmliền nhau từ Đại Tây Dương tới sông Indus ở Ấn Độ, dọc theo bờbiển của Địa Trung Hải, Hồng Hải và vịnh Ba Tư, nơi mà sự giaothông tấp nập nhất thời cổ, thành thử Hồi giáo kiểm soát được cácđường bộ từ Á qua Phi, qua Âu, đặc biệt là con đường tơ lụa thờicổ.Nó còn một đặc điểm nữa: gồm cả một miền khí hậu khô ráo ngăncách miền khí hậu ôn hòa của châu Âu và miền gió mùa ẩm thấpcủa châu Á.Người ta chia nó làm ba phần:- Lòng bán đảo nắng cháy hầu hết là sa mạc, trừ một mỏm trồngtrọt được ở tây nam: Yemen.- Miền lưỡi liềm phì nhiêu ở phía bắc, nằm dọc theo bờ Địa TrungHải từ Palestine tới Liban, Syrie rồi vòng xuống lưu vực hai consông Tigre và Euphrate ở Iraq.- Miền sông Nil ở Ai Cập, Soudan. Thực ra Ai Cập chỉ có mộtphần nhỏ - sa mạc Sinai - là nằm trên bán đảo Ả Rập, nhưng vì AiCập là một quốc gia quan trọng trong khối Ả Rập, nên khi viết vềlịch sử, chính trị, người ta luôn luôn gồm cả miền sông Nil vào thếgiới Ả Rập.Sau cùng có nhà lại gồm cả miền Maghreb (tiếng Ả Rập có nghĩalà phía Tây): tức ba xứ Maroc, Algeri, Tunisi, vào khối đó nữa vìdân xứ đó chịu ảnh hưởng của Ả Rập và theo Hồi giáo.Dưới đây, chúng tôi giới thiệu qua về từng miền đó một.Lòng bán đảoLòng bán đảo là một miền rộng hai triệu cây số vuông, ba phía làbiển, giữa là một cao nguyên mênh mông trên cát dưới đá cháy khôdưới ánh nắng chang chang, đi hàng chục hàng trăm cây số mớigặp một ốc đảo, một vũng nước hoặc giếng nước chung quanh có ítcây chà là, vài cái lều của bọn người du mục.Theo các nhà địa lý, địa chất thì không phải thời nào miền đó cũngkhô cháy như nay. Đã lâu lắm, từ thời đại băng hà (époqueglaciaire), khi châu Âu còn nằm dưới lớp băng như Bắc cực ngàynay thì bán đảo Ả Rập là một miền xanh tốt, phì nhiêu đầy rừng vàđồng cỏ và có đủ những loài thú như ở Ấn Độ hay châu Phi. Ởchâu Âu lớp băng lần lần lùi về phương Bắc, thì ở Ả Rập, lần lầnkhí hậu càng nóng, mưa càng hiếm, sông lạch cạn khô, cây cối chếthết mà hiện lên cảnh sa mạc.Chỉ ở bờ biển mới thấy chút ruộng rẫy, như miền Yemen, mộtmỏm nằm ở cửa Hồng Hải đổ ra vịnh Aden. Dân cư miền Yemenrất đông đúc, tăng lên rất mau mà diện tích trồng trọt được thì cóhạn, kỹ nghệ cùng thương mại ở đầu thế kỷ XX vẫn còn thấp kém,nên miền đó luôn luôn bị nạn nhân mãn. Dân chúng nếu vào biểnđể qua Soudan thì gặp một miền còn khô khan, hoang dã hơn xứ ẢRập nữa, sống không nổi; mà cũng không thể ngược theo bờ biểnHồng Hải vì bị các dân tộc khác chặn đường, không cho nhậpcảnh, nên họ bắt buộc phải dắt díu nhau di cư vào giữa bán đảo, tớimiền Nedjd, miền Qua-sim, miền Hamad để tìm cách sinh nhai.Thành thử liên tiếp trong hàng chục thế kỷ có những luồng sóngngười cuồn cuộn từ phương Nam tiến lên phương Bắc, rồi tản máctrong sa mạc. Sa mạc khô cháy, không nuôi nổi bọn người di cưmỗi ngày một đông, nên họ phải chém giết lẫn nhau, cướp bóc lẫnnhau để sống, để chiếm một giếng nước, mươi gốc chà là, vài mẫuđồng cỏ. Khắp thế giới, không đâu đời sống cực khổ, gay go như ởđây. Phải chiến đấu suốt đời, nên kẻ nào sống sót cũng là nhữngchiến sỹ gan dạ, rất giỏi chịu cực, chỉ có một bầu nước và một góichà là cũng đủ sống ba bốn ngày.Nhưng khi người ta đã quen với đời sống đó rồi thì người ta yêucảnh sa mạc hơn là nông dân yêu đồng ruộng. Cảnh vật càng khôcằn, đời sống càng cực khổ bao nhiêu thì người ta càng quyếnluyến với quê hương bấy nhiêu. Sống trong sa mạc, người Ả Rậpmê những cảnh hoàng hôn rực rỡ, những cảnh cát bụi mịt trời,những gốc chà là xanh mướt bên bờ nước: nhất là sau những cơnnắng cháy da, mặt trời đã lặn, gió hiu hiu, nằm trên cát bên cạnhcon lạc đà, gối đầu lên cánh tay mà ngắm những ngôi sao lấp lánhtrên nền trời tím thẫm thăm thẳm, hoặc nhìn bóng trăng xanh dịutrải lên những động cát thoai thoải, trong một cảnh vô biên tịchmịch thì lòng họ rung lên một điệu trầm trầm; họ nhớ lại nhữngthời oanh hệt mà ca ngợi công lao của tổ tiên; hoặc suy nghĩ về cáimênh mông huyền bí của vũ trụ, và họ thành một thi sĩ hoặc mộtnhà tu hành.Tóm lại sa mạc đã tạo ra ba hạng người: hạng chiến sĩ coi cái chếtnhẹ như không; hạng thi sĩ thích một cuộc đời phóng lãng, và hạngtu sĩ sùng kính Thượng đế.Riêng sa mạc Ả Rập, vì địa thế là bản lề của ba châu Á, Phi, Âu,nên còn tạo ra một hạng người nữa: hạng trọng mãi, mối lái buônbán. Suất thời thượng cổ và thời trung cổ, con đường tơ lụa đi quaphía bắc bán đảo; các hương liệu ở Ấn Độ, Mã Lai vào vịnh BaTư, đưa lên bán đảo rồi từ bán đảo qua châu Âu. Da và lúa ởCrimée, ở phía nam nước Nga do Hắc Hải chở tới. Le Caire, kinhđô Ai Cập là nơi các đoàn thương nhân tụ tập để bán các sản vậtchâu Phi. Các t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn lề của châu Á, Phi, ÂuMột chút lịch sử - Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu ( Phần I-chương1)Nhiều tác giả gọi bán đảo Ả Rập là tiền đồn của châu Á. Tôi nghĩdanh từ đó nên dành cho miền Tiểu Á, còn trọn bán đảo Ả Rập thìnên gọi là bản lề của ba châu Á, Phi, Âu. Vị trí của nó rất thuậnlợi: Ai Cập gác lên hai châu Á và Phi; các xứ theo Hồi giáo nằmliền nhau từ Đại Tây Dương tới sông Indus ở Ấn Độ, dọc theo bờbiển của Địa Trung Hải, Hồng Hải và vịnh Ba Tư, nơi mà sự giaothông tấp nập nhất thời cổ, thành thử Hồi giáo kiểm soát được cácđường bộ từ Á qua Phi, qua Âu, đặc biệt là con đường tơ lụa thờicổ.Nó còn một đặc điểm nữa: gồm cả một miền khí hậu khô ráo ngăncách miền khí hậu ôn hòa của châu Âu và miền gió mùa ẩm thấpcủa châu Á.Người ta chia nó làm ba phần:- Lòng bán đảo nắng cháy hầu hết là sa mạc, trừ một mỏm trồngtrọt được ở tây nam: Yemen.- Miền lưỡi liềm phì nhiêu ở phía bắc, nằm dọc theo bờ Địa TrungHải từ Palestine tới Liban, Syrie rồi vòng xuống lưu vực hai consông Tigre và Euphrate ở Iraq.- Miền sông Nil ở Ai Cập, Soudan. Thực ra Ai Cập chỉ có mộtphần nhỏ - sa mạc Sinai - là nằm trên bán đảo Ả Rập, nhưng vì AiCập là một quốc gia quan trọng trong khối Ả Rập, nên khi viết vềlịch sử, chính trị, người ta luôn luôn gồm cả miền sông Nil vào thếgiới Ả Rập.Sau cùng có nhà lại gồm cả miền Maghreb (tiếng Ả Rập có nghĩalà phía Tây): tức ba xứ Maroc, Algeri, Tunisi, vào khối đó nữa vìdân xứ đó chịu ảnh hưởng của Ả Rập và theo Hồi giáo.Dưới đây, chúng tôi giới thiệu qua về từng miền đó một.Lòng bán đảoLòng bán đảo là một miền rộng hai triệu cây số vuông, ba phía làbiển, giữa là một cao nguyên mênh mông trên cát dưới đá cháy khôdưới ánh nắng chang chang, đi hàng chục hàng trăm cây số mớigặp một ốc đảo, một vũng nước hoặc giếng nước chung quanh có ítcây chà là, vài cái lều của bọn người du mục.Theo các nhà địa lý, địa chất thì không phải thời nào miền đó cũngkhô cháy như nay. Đã lâu lắm, từ thời đại băng hà (époqueglaciaire), khi châu Âu còn nằm dưới lớp băng như Bắc cực ngàynay thì bán đảo Ả Rập là một miền xanh tốt, phì nhiêu đầy rừng vàđồng cỏ và có đủ những loài thú như ở Ấn Độ hay châu Phi. Ởchâu Âu lớp băng lần lần lùi về phương Bắc, thì ở Ả Rập, lần lầnkhí hậu càng nóng, mưa càng hiếm, sông lạch cạn khô, cây cối chếthết mà hiện lên cảnh sa mạc.Chỉ ở bờ biển mới thấy chút ruộng rẫy, như miền Yemen, mộtmỏm nằm ở cửa Hồng Hải đổ ra vịnh Aden. Dân cư miền Yemenrất đông đúc, tăng lên rất mau mà diện tích trồng trọt được thì cóhạn, kỹ nghệ cùng thương mại ở đầu thế kỷ XX vẫn còn thấp kém,nên miền đó luôn luôn bị nạn nhân mãn. Dân chúng nếu vào biểnđể qua Soudan thì gặp một miền còn khô khan, hoang dã hơn xứ ẢRập nữa, sống không nổi; mà cũng không thể ngược theo bờ biểnHồng Hải vì bị các dân tộc khác chặn đường, không cho nhậpcảnh, nên họ bắt buộc phải dắt díu nhau di cư vào giữa bán đảo, tớimiền Nedjd, miền Qua-sim, miền Hamad để tìm cách sinh nhai.Thành thử liên tiếp trong hàng chục thế kỷ có những luồng sóngngười cuồn cuộn từ phương Nam tiến lên phương Bắc, rồi tản máctrong sa mạc. Sa mạc khô cháy, không nuôi nổi bọn người di cưmỗi ngày một đông, nên họ phải chém giết lẫn nhau, cướp bóc lẫnnhau để sống, để chiếm một giếng nước, mươi gốc chà là, vài mẫuđồng cỏ. Khắp thế giới, không đâu đời sống cực khổ, gay go như ởđây. Phải chiến đấu suốt đời, nên kẻ nào sống sót cũng là nhữngchiến sỹ gan dạ, rất giỏi chịu cực, chỉ có một bầu nước và một góichà là cũng đủ sống ba bốn ngày.Nhưng khi người ta đã quen với đời sống đó rồi thì người ta yêucảnh sa mạc hơn là nông dân yêu đồng ruộng. Cảnh vật càng khôcằn, đời sống càng cực khổ bao nhiêu thì người ta càng quyếnluyến với quê hương bấy nhiêu. Sống trong sa mạc, người Ả Rậpmê những cảnh hoàng hôn rực rỡ, những cảnh cát bụi mịt trời,những gốc chà là xanh mướt bên bờ nước: nhất là sau những cơnnắng cháy da, mặt trời đã lặn, gió hiu hiu, nằm trên cát bên cạnhcon lạc đà, gối đầu lên cánh tay mà ngắm những ngôi sao lấp lánhtrên nền trời tím thẫm thăm thẳm, hoặc nhìn bóng trăng xanh dịutrải lên những động cát thoai thoải, trong một cảnh vô biên tịchmịch thì lòng họ rung lên một điệu trầm trầm; họ nhớ lại nhữngthời oanh hệt mà ca ngợi công lao của tổ tiên; hoặc suy nghĩ về cáimênh mông huyền bí của vũ trụ, và họ thành một thi sĩ hoặc mộtnhà tu hành.Tóm lại sa mạc đã tạo ra ba hạng người: hạng chiến sĩ coi cái chếtnhẹ như không; hạng thi sĩ thích một cuộc đời phóng lãng, và hạngtu sĩ sùng kính Thượng đế.Riêng sa mạc Ả Rập, vì địa thế là bản lề của ba châu Á, Phi, Âu,nên còn tạo ra một hạng người nữa: hạng trọng mãi, mối lái buônbán. Suất thời thượng cổ và thời trung cổ, con đường tơ lụa đi quaphía bắc bán đảo; các hương liệu ở Ấn Độ, Mã Lai vào vịnh BaTư, đưa lên bán đảo rồi từ bán đảo qua châu Âu. Da và lúa ởCrimée, ở phía nam nước Nga do Hắc Hải chở tới. Le Caire, kinhđô Ai Cập là nơi các đoàn thương nhân tụ tập để bán các sản vậtchâu Phi. Các t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bản lề của châu Á - Phi - Âu lịch sử thế giới bán đảo Ả rập vịnh Ba Tư Ai cập Ấn độGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 39 0 0 -
250 trang 37 1 0
-
27 trang 35 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 31 0 0 -
255 trang 30 1 0
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 29 1 0 -
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 28 0 0 -
274 trang 27 0 0
-
Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945): Phần 1
39 trang 26 0 0 -
Giáo trình Lịch sử thế giới cổ đại: Phần 1
33 trang 25 0 0 -
17 trang 24 0 0
-
19 trang 24 0 0
-
Khái niệm và bản chất của văn hóa-2
5 trang 24 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 2
153 trang 24 0 0 -
Bài giảng Lịch sử 7 bài 30: Tổng kết
13 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu lịch sử thế giới: Phần 1
136 trang 23 0 0 -
Lê Văn Khôi và cuộc nổi dậy ở thành Phiên An (1833-1835) (phần 1)
8 trang 23 0 0 -
190 trang 23 0 0