Danh mục

Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam - Vũ Mạnh Lợi

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.06 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam của Vũ Mạnh Lợi bao gồm những nội dung về mô hình phát triển xã hội; mô hình quản lý sự phát triển xã hội. Mời các bạn tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về những nội dung này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam - Vũ Mạnh Lợi Xã hội học số 4(120), 2012 23 BÀN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM1 VŨ MẠNH LỢI* Mô hình phát triển xã hội Thời gian gần đây, trong các tài liệu về phát triển người ta thường thấy những khái niệm về mô hình phát triển theo vùng địa lý như mô hình Đông Á, mô hình Đông Nam Á (Wilkinson, Dapice, Perkins, Nguyen Xuan Thanh, Vu Thanh Tu Anh, Huynh The Du, Pincus, và Saich, 2008), hoặc các mô hình gắn với tên quốc gia đã thành công trong quá trình hiện đại hóa như mô hình Nhật Bản, mô hình Hàn Quốc (Song, 1990; Soon, 1994), mô hình Hồng Kong, Singapore (Cohen, 2003). Những mô hình này về thực chất phản ánh góc nhìn kinh tế phát triển, nhấn mạnh những đặc trưng của kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với các lực lượng thị trường. Nói đến mô hình phát triển xã hội ta cần phải chỉ ra được cơ cấu tổng thể của mô hình đó là gì, gồm những bộ phận trọng yếu nào, những bộ phận này có chức năng gì, và những bộ phận này có mối quan hệ với nhau để tạo thành một mô hình có tính hệ thống toàn vẹn như thế nào, có những lực lượng hay nhóm xã hội chủ yếu nào và vai trò của họ trong sự phát triển xã hội là gì. Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến mô hình phát triển xã hội theo nghĩa hẹp, theo nghĩa các vấn đề xã hội được bàn ở đây, các vấn đề kinh tế, các vấn đề văn hóa, và các vấn đề về nhà nước là các mảng vấn đề có tính độc lập tương đối, tạo nên xã hội tổng thể theo nghĩa rộng trong tương quan với môi trường tự nhiên (Phạm Xuân Nam, 2010). Chúng tôi không đi sâu vào các yếu tố thị trường và nhà nước pháp quyền nếu những yếu tố này không trực tiếp tác động đến vấn đề xã hội được bàn. Có nhiều cách nhìn khác nhau đối với quan niệm về mô hình phát triển xã hội. Một cách nhìn tương đối phổ biến trong thời gian gần đây là mô hình phát triển xã hội xét từ góc độ quan hệ với thị trường và nhà nước. Theo cách nhìn này, xã hội tổng thể bao gồm 3 trụ cột là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự (Barber, 1997; Đinh Công Tuấn, 2010; Huỳnh Khôi, 2006; McElwee và Ha Hoa Ly, 2006; Nguyễn Quang A, 2009; Norlund, 2007; Reimer, 2005; Trần Hữu Quang, 2010; Trần Ngọc Hiên, 2008; Vũ Văn Nhiêm, 2008; Wischermann, 2010). Một số tác giả đưa cả gia đình vào xã hội dân sự, một số tác giả khác lại tách gia đình ra như bộ phận thứ 4 cấu thành xã hội tổng thể. Cách nhìn thứ hai cũng khá phổ biến là cách nhìn từ góc độ cách thức phân phối của cải của toàn xã hội. Khác với quan niệm kinh tế đề cao việc sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, cách nhìn này nhấn mạnh một mô hình phát triển xã hội phải được đặc trưng bởi cách thức mà nó phân phối của cải của toàn xã hội. Theo cách nhìn này, hệ thống an sinh xã hội và 1 Bài viết này là một phần của đề tài nghiên cứu Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thế giới về phát triển và quản lý xã hội thuộc Chương trình nghiên cứu năm 2009-2010 của Viện Xã hội học với tên gọi Mô hình tổng quát về phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta hiện nay. * PGS,TS, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xã hội học giai đoạn 2007-2012. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 4(120), 2012 24 bảo trợ xã hội là cốt lõi của mô hình phát triển xã hội và việc chăm lo cho những người mà vì lý do tuổi tác (quá trẻ hoặc quá già), giới (nam hoặc nữ), sức khỏe (tàn tật, sức khỏe yếu), hoặc do thất nghiệp, thiên tai dẫn đến suy giảm mức sống là ưu tiên hàng đầu của chính sách xã hội (Le Bach Duong và Khuat Thu Hong, 2008; Nguyễn Hữu Dũng, 2008). Mô hình nhà nước phúc lợi ở các nước phương Tây (ví dụ nhà nước phúc lợi Thụy Điển) chính là thí dụ về quan niệm mô hình phát triển xã hội nhìn từ góc độ phân phối của cải của xã hội. Cách nhìn thứ 3 về mô hình phát triển xã hội là cách nhìn liệt kê các lĩnh vực quan trọng của phát triển xã hội, nội dung và vai trò của chúng đối với phát triển xã hội. Định nghĩa kiểu liệt kê đối với mô hình xã hội có lẽ là một dạng mô hình phát triển xã hội phổ biến nhất, có tính thực tiễn cao vì nó chỉ ra nhà nước và các chủ thể có liên quan khác cần làm gì, khi nào, ở đâu, và sử dụng nguồn lực gì. Cách tiếp cận liệt kê thường đưa ra những phân tích điểm yếu, điểm mạnh trong từng lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể, từ đó xây dựng chiến lược phát huy điểm mạnh, khắc phục hoặc hạn chế điểm yếu để tiếp tục phát triển. Nhìn chung các nước đều có các chiến lược phát triển xã hội quốc gia được trình bày theo hình thức liệt kê các lĩnh vực ưu tiên. Cách làm này cũng tránh được những tranh luận bất tận về ngữ nghĩa lý luận của các mô hình xã hội tổng quát kiểu như xã hội dân sự, nhất là khi quan niệm lý luận c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: