Báo cáo khoa học: THỬ NGHIỆM KHÍ THẢI CÔNG NHẬN KIỂU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG VÀ PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: "THỬ NGHIỆM KHÍ THẢI CÔNG NHẬN KIỂU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG VÀ PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU" THỬ NGHIỆM KHÍ THẢI CÔNG NHẬN KIỂU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG VÀ PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU ThS. LÊ HỒNG HẢI Bộ môn Động cơ đốt trong Khoa Cơ khí Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ban hành quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải với phương tiện cơ giới đường bộ dựa theo tiêu chuẩn ô nhiễm của Châu Âu. Bài báo đề cập đến các dạng thử ô nhiễm khi phê duyệt kiểu động cơ đốt trong và phương tiện cơ giới đường bộ theo tiêu chuẩn Châu Âu, những vấn đề chính đối với từng kiểu thử và các giới hạn ô nhiễm tương ứng. Summary: Many countries, including Vietnam, have promulgated the way of applying standards of polluted exhaust for road vehicles as per European pollution standards. The article mentions forms of the testing polluted exhaust in approved road vehicles, major issues of each testing, and pollution limits.CT 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 10/10/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 249/2005/QĐ - TTg về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, các loại xe cơ giới được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải theo các Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương mức Euro 2 đối với từng loại xe kể từ ngày 01/7/2007. Mục đích Thử ô nhiễm phê duyệt kiểu chính là xây dựng hành lang kỹ thuật đồng bộ, tạo điều kiện kiểm soát nguồn khí thải để bảo vệ môi trường. Đồng thời đặt ra cho các nhà sản xuất mức giới hạn cho phép để lấy đó làm cơ sở cho các thiết kế cũng như cải tiến mới phương tiện cho phù hợp, tạo ra sự cạnh tranh công bằng, thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự khác biệt giữa thử ô nhiễm phê duyệt kiểu và Kiểm tra ô nhiễm phương tiện đang lưu hành ở chỗ Thử ô nhiễm phê duyệt kiểu có tính bao quát hơn và được dùng như là một cơ sở trong thiết kế cũng như cải tiến mới phương tiện. Nó là điều kiện tối thiểu của một quốc gia buộc nhà sản xuất phải tuân thủ, và chỉ áp dụng 1 lần cho hàng loạt một kiểu phương tiện mới ra đời. Ngược lại, kiểm tra ô nhiễm phương tiện phương tiện đang lưu hành thì hẹp hơn cả về quy mô cũng như hình thức. Cụ thể, nó thường áp dụng cho các trường hợp đơn lẻ và đánh giá một cách toàn diện hơn.II. CÁC DẠNG THỬ Ô NHIỄM KHI PHÊ DUYỆT KIỂU ĐCĐT VÀ PTCGĐB a. Phương tiện cơ giới hạng nhẹ Phương tiện cơ giới hạng nhẹ bao gồm ô tô chở khách, các xe tải công suất nhỏ, xe 3 bánhvà các loại xe mô tô. Đối với xe chở khách (hạng nhẹ), phương tiện được vận hành trên băng thử con lăn theo 1quy trình lái xe miêu tả mô hình điều khiển xe thông thường của phương tiện, sau đó tiến hànhlấy mẫu để phân tích. Một mẫu khí xả đã pha loãng được lấy mẫu trong những túi khí mẫu phântích. Đối với động cơ đốt cháy cưỡng bức (positive ignition_PI) tất cả thành phần khí xả vàkhông khí được xác định rõ ở các túi khí mẫu. Còn với động cơ tự cháy (compressionignition_CI) thì hyđrô cacbon và các khí xả đặc biệt được lấy mẫu một cách liên tục trên đườngpha loãng. Điều này được quy định bởi trạng thái tự nhiên khác nhau của khí xả của từng loạiđộng cơ. Sơ đồ bố trí phương tiện và thiết bị thử đối với PTCGĐB hạng nhẹ như hình 1 [4]. CT 2 Hình 1. Sơ đồ bố trí phương tiện và thiết bị thử đối với PTCGĐB hạng nhẹ 1. Khung thử con lăn AVL; 2. Đường vào khí thải động cơ xăng CVS; 3. Túi lấy mẫu cho động cơ xăng;4. Tủ phân tích CEB-II; 5. Túi mẫu khí môi truờng xung quanh; 6. Đường dãn nở khí thải động cơ diesel; 7. Túi lấy mẫu cho động cơ diesel; 8. Chất thải hạt; 9. Mẫu H-FID; 10. Buồng trộn. Thử với nhóm này có đặc điểm là không cần tháo rời phần động cơ mà có thể để nguyêntình trạng phương tiện rồi đưa lên băng thử, sau đó thực hiện kiểm tra tổng thể. Với các PTCG ĐB theo tiêu chuẩn Châu Âu có các kiểu thử được trình bày trong bảngdưới (xem trang 107). b. Động cơ hạng nặng và động cơ phi đường bộ Phương tiện cơ giới hạng nặng là các loại phương tiện có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 3,5tấn, bao gồm ô tô chở khách, các xe tải công suất lớn và các loại phương tiện khác. Động cơ phi đường bộ là tất cả các loại động cơ không được sử dụng để vận chuyển ngườihoặc hàng hoá trên đường bộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo cách trình bày báo cáo báo cáo ngành giao thông các công trình giao thông xây dựng cầu đườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 358 0 0 -
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 284 0 0 -
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 235 0 0 -
Đồ án: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Bình Định
54 trang 222 0 0 -
23 trang 207 0 0
-
40 trang 200 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 185 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 179 0 0 -
8 trang 177 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường qua Thăng Bình và Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
0 trang 177 0 0 -
9 trang 173 0 0
-
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 169 0 0 -
8 trang 159 0 0
-
Chuyên đề mạng máy tính: Tìm hiểu và Cài đặt Group Policy trên windows sever 2008
18 trang 156 0 0 -
Báo cáo đề tài: Chất chống Oxy hóa trong thực phẩm
19 trang 154 0 0 -
6 trang 152 0 0
-
Thuyết trình môn kiến trúc máy tính: CPU
20 trang 148 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Về một mô hình bài toán quy hoạch ngẫu nhiên
8 trang 144 0 0 -
Báo cáo Các loại cáp được sử dụng phổ biến trong viễn thông
25 trang 133 0 0 -
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đại đoàn kết dân tộc
14 trang 130 0 0