Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: BÀN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.28 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

nhà nước đối với các quá trình, quan hệ xã hội, hành vi hoạt động của con người do các cơ quan Nhà nước tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Sự tác động mang tính quyền lực Nhà nước là sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế, qua đó
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN " BÀN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN ĐẶNG VŨ HUÂN ThS. Bộ Tư pháp MỞ ĐẦU Quản lý Nhà nước được hiểu là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực Nhà nước đối với các quá trình, quan hệ xã hội, hành vi hoạt động của con người do các cơ quan Nhà nước tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Sự tác động mang tính quyền lực Nhà nước là sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế, qua đó Nhà nước thể hiện quyền lực của mình đối với mọi hoạt động trong xã hội. Công tác thi hành án nói chung (bao gồm thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính…) vừa là công tác chuyên môn, nghiệp vụ, vừa thể hiện quyền lực Nhà nước, xuất phát từ nguyên tắc Hiến định: “Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” (Điều 136 Hiến pháp năm 1992). Để một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án phát sinh hiệu lực trên thực tế, cần phải có sự chấp hành, phối hợp chấp hành, phối hợp tác động của nhiều chủ thể. Tuy nhiên sự tác động, điều chỉnh, hướng dẫn hành vi của các chủ thể này theo cách nào đó nhằm hướng tới mục đích để phán quyết của Tòa án thể hiện hiệu lực trên thực tế chính là yêu cầu của quản lý Nhà nước về thi hành án. So với hoạt động quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án mang nhiều yếu tố đặc thù. Bởi lẽ, ngoài việc phải thực hiện đúng chức năng, nguyên tắc, nội dung của quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, quản lý Nhà nước về thi hành án còn nhằm khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện quyền lực Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nội dung quản lý, cách thức tác động và cơ chế quản lý cũng thể hiện những vấn đề riêng có, linh hoạt để công tác thi hành án đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân. ĐẶC THÙ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH ÁN Hiện nay, có nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hay là giai đoạn độc lập mang tính hành chính – tư pháp. Đây được coi là vấn đề khá mấu chốt cả về lý luận và thực tiễn, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, song cần phải thừa nhận hoạt động thi hành án nói chung không hoàn toàn do pháp luật tố tụng điều chỉnh và hoạt động này do cơ quan hành pháp thực hiện; các biện pháp thực thi pháp luật chủ yếu do pháp luật hành chính – tư pháp quy định. Giai đoạn thi hành án là giai đoạn độc lập tiếp sau giai đoạn xét xử. Trong tất cả các lĩnh vực thi hành án như hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động… đều do Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội - thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án. Ở lĩnh vực thi hành án hình sự, tại điểm 12, Điều 8 – Nghị định số 37/1998/NĐ-CP có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an, Chính phủ đ ã giao cho Bộ Công an thực hiện công tác quản lý Nhà nước về thi hành án hình sự. Ở lĩnh vực thi hành án dân sự, khoản 1, Điều 10 Pháp lệnh Thi hành án dân sự có quy định: “… Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự”. Ở các lĩnh vực thi hành án kinh tế, lao động, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (Điều 88) và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (Điều 104) đều quy định việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án kinh tế; vụ án lao động và việc giải quyết cuộc đình công được thi hành theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Ở lĩnh vực thi hành án hành chính, Điều 74, khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước…”. Như vậy, về nguyên tắc, Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án, song việc tổ chức thực hiện ở mỗi loại hình thi hành án có những điểm đặc thù khác nhau, điều này chi phối rất nhiều hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước. Như phần đầu đã từng đề cập, việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, nếu sự tác động, định hướng hành vi của các chủ thể này không đồng bộ nhằm hướng tới mục đích nhất định sẽ không phát huy được hiệu quả. Về nội dung của quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án, có thể khái quát ở mấy nội dung chủ yếu sau đây: - Xây dựng cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động thi hành án. - Xây dựng cơ chế hoạt động thi hành án. - Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp. - Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra Nhà nước về thi hành án. - Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: