Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: CẤU TRÚC THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THUYẾT TRONG DỊCH THUẬT

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 385.60 KB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc hiểu biết các khía cạnh dòng thông tin biểu hiện dưới dạng đề/thuyết, tin cũ/tin mới hoặc tính năng động giao tiếp là quan trọng trong dich thuật và giảng dạy ngôn ngữ. Vì vậy, bài báo trình bày tóm tắt 2 cách tiếp cận về dòng thông tin (đường hướng Halliday và quan điểm của Trường phái Praha) nhằm cung cấp cho người dịch nói riêng và sinh viên ngoại ngữ nói chung sự hiểu biết cơ bản với ít nhất là 1 trong 2 mô hình nói trên. Bài báo cũng thảo luận một số chiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CẤU TRÚC THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THUYẾT TRONG DỊCH THUẬT" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 CẤU TRÚC THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THUYẾT TRONG DỊCH THUẬT INFORMATION STRUCTURE AND THEMATIC STRUCTURE IN TRANSLATION Nguyễn Phước Vĩnh Cố Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Việc hiểu biết các khía cạnh dòng thông tin biểu hiện dưới dạng đề/thuyết, tin cũ/tin mới hoặc tính năng động giao tiếp là quan trọng trong dich thuật và giảng dạy ngôn ngữ. Vì vậy, bài báo trình bày tóm tắt 2 cách tiếp cận về dòng thông tin (đường hướng Halliday và quan điểm của Trường phái Praha) nhằm cung cấp cho người dịch nói riêng và sinh viên ngoại ngữ nói chung sự hiểu biết cơ bản với ít nhất là 1 trong 2 mô hình nói trên. Bài báo cũng thảo luận một số chiến lược do các nhà ngôn ngữ học gợi ý nhằm giải quyết “độ căng” giữa chức năng cú pháp và chức năng thông tin trong dịch thuật và giảng dạy ngôn ngữ. ABSTRACT An awareness of aspects of information flow represented in terms of theme/rheme, given/new or communicative dynamism is important in translation and language teaching. Therefore, the paper briefly presents the two approaches to information flow (the Hallidayan approach and the Prague School one) to provide translators in particular and students of foreign languages in general with basic familiarity with at least one of the major models. The paper also discusses some strategies suggested by a number of linguists for resolving the tension between syntactic and communicative functions in translation and language teaching. 1. Giới thiệu Việc nghiên cứu cấu trúc thông tin (CTTT) và cấu trúc đề-thuyết (CTĐT) trong văn bản đã được nhiều nhà ngôn ngữ khác nhau trên thế giới đề xướng và bàn luận nhiều (Firbas, dẫn theo Mona Baker [1], Halliday [6], Brown và Yule [2] ; Jacobs [9] Lý Toàn Thắng [13] Cao Xuân Hạo [4] ...v.v ) Trong số những nhà ngôn ngữ này, khi nói đến CTTT và CTĐT, người ta thường nhắc đến Halliday và Firbas. Halliday luôn khẳng định ít ra là ở tiếng Anh sự phân biệt đề-thuyết được nhận biết qua trật tự chuổi của các thành phần mệnh đề. Phần “đề” đứng trước; phần “thuyết” đứng sau. Firbas thuộc trường phái Praha, là một trong những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu sự tương tác giữa chức năng cú pháp và chức năng thông tin (tin cũ - tin mới, tính năng động giao tiếp...) Những vấn đề này cũng được một số nhà lý thuyết dịch nói đến nhưng khá sơ lược (Peter Newmark [15], Hatim và Mason [8] , Mildred Larson [11] ... Đáng chú ý là Mona Baker [1] đã dành một chương để miêu tả, phân tích hai cấu trúc này rất chi tiết và rõ ràng. Tuy nhiên, CTTT và CTĐT xét từ góc độ dịch thuật lại ít được chú ý ở tiếng Việt. Chính vì vậy bài báo sẽ thảo luận hai quan điểm nói trên dựa phần lớn vào 36 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 những nghiên cứu của Mona Baker và đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng của chúng trong dịch Anh - Việt (A-V) và Việt - Anh (V-A). Phần cuối bài báo giới thiệu một số chiến lược do các nhà ngôn ngữ gợi ý nhằm giải quyết “độ căng” giữa chức năng cú pháp và chức năng thông tin trong dịch thuật và giảng dạy ngôn ngữ. 2. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ về CTTT Theo Brown và Yule [2,153] CTTT là đơn vị nhỏ nhất của kết cấu diễn ngôn: những đơn vị nhỏ có tính cục bộ ở cấp độ cụm từ hay mệnh đề. Từ điển “Longman” về giảng dạy ngôn ngữ và ngôn ngữ học ứng dụng có cái nhìn bao quát hơn về CTTT: “ việc sử dụng trật tự từ, ngữ điệu, trọng âm và các biện pháp khác để chỉ ra thông tin biểu thị bởi một câu phải được hiểu như thế nào” [19,180]. Halliday [7,38] cho rằng : trong mọi ngôn ngữ mệnh đề đều có đặc tính của một thông tin. Với quan niệm này, Halliday thừa nhận mệnh đề có chức năng thông tin chứ không phải một chuỗi thành phần mang tính chất ngữ pháp và từ vựng. Ngoài tổ chức của một mệnh đề dưới dạng các thành phần như chủ ngữ - tân ngữ và tác thể - đối thể, một mệnh đề còn là một tổ chức tương tác phản ánh mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Người ta có thể phân tích mệnh đề thông tin theo hai loại cấu trúc: a) cấu trúc đề thuyết (thematic structure), b) cấu trúc thông tin (information structure). Nhìn chung có hai đường hướng chính. Đường hướng Halliday phân đoạn đề thuyết tách rời khỏi tin cũ -tin mới. Những nhà ngôn ngữ theo trường phái Praha lại phân đoạn đề-thuyết gắn liền với tin cũ - tin mới trong CTTT. 3. Đường hướng theo Halliday về dòng thông tin 3.1. Cấu trúc đề-thuyết: đề ngữ và thuyết ngữ Theo quan điểm này [7,38], [14,20], một mệnh đề thông tin có hai thành phần: phần đầu được gọi là “đề”, có hai chức năng: a) làm điểm định vị bằng cách nối với chuổi diễn ngôn phía trước để duy trì điểm nhìn mạch lạc, b) làm điểm khởi đầu bằng cách nối kết và góp phần phát triển các chuổi tiếp theo. Phần thứ hai là “thuyết”: là thành phần quan trọng nhất trong mệnh đề thông tin vì nó trình bày chính thông tin mà người nói muốn chuyển tới người nghe. Xin xem ví dụ: I can’t stand the noise. Tôi không thể chịu đựng tiếng ồn đó. Đề thuyết 3.2. Cấu trúc đề-thuyết: chuỗi đánh dấu và không đánh dấu Sự lựa chọn đề liên quan đến việc chọn một thành phần mệnh đề làm “đề”. Các thành phần của một mệnh đề chính là: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ và trạng ngữ. Theo mô hình của Halliday [7,39,45,49] sự lựa chọn đề được biểu thị bằng cách đặt một trong những thành phần nói trên ở vị trí đầu của mệnh đề. Mona Baker [1,129] cho rằng sự lựa chọn đề luôn có nghĩa vì nó cho thấy sự khởi đầu của người nói hay người viết. Một số lựa chọn có nghĩa hơn các lựa chọn khác vì chúng được đánh dấu hơn. Nghĩa, sự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: