Báo cáo nghiên cứu khoa học: CHẾ ĐỊNH THỜI HIỆU TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CHẾ ĐỊNH THỜI HIỆU TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN " CHẾ ĐỊNH THỜI HIỆU TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LÊ CẢM TRỊNH TIẾN VIỆT TSKH., Trưởng bộ môn Tư pháp hình sự thuộc ĐHQG Hà Nội Trợ giảng Bộ môn tư pháp hình sự thuộc ĐHQG Hà Nội 1. Hiện nay trong khoa học và thực tiễn có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất pháp lý của chế định thời hiệu trong luật hình sự. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy phạm của chế định này trong PLHS Việt Nam hiện hành (Các Điều 23, 24, 55, 56 BLHS năm 1999), theo quan điểm của chúng tôi, bản chất pháp lý của chế định thời hiệu trong luật hình sự là ở chỗ: Sau một thời hạn nhất định do luật định đã qua và khi đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi được ghi nhận trong PLHS, thì người phạm tội không thể bị Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không phải chấp hành bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Phân tích bản chất pháp lý của chế định này, chúng ta có thể chỉ ra các đặc điểm cơ bản dưới đây. * Theo PLHS Việt Nam, quyền truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) và quyền thi hành bản án hình sự (BAHS) của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án hình sự) đối với người đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm không phải là vô thời hạn, mà chỉ trong một thời hạn nhất định được ghi nhận trong PLHS. * Nhưng khi một thời hạn nhất định do PLHS quy định đã qua rồi, thì bất kỳ người nào, mặc dù đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm vẫn không thể bị truy cứu TNHS (vì trong trường hợp này họ không bị coi là người phạm tội) hoặc không bị buộc phải chấp hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật. * Để không bị truy cứu TNHS hoặc không bị buộc phải chấp hành bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật do hết thời hiệu, thì ngoài các căn cứ pháp lý ra, còn phải có một loạt những điều kiện cụ thể khác do PLHS quy định, mà chỉ khi nào có tổng hợp đầy đủ chúng (các căn cứ pháp lý và những điều kiện ấy), người phạm tội mới không bị truy cứu TNHS hoặc không bị buộc phải chấp hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật. * Căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự (TTHS) tương ứng cụ thể, việc không truy cứu TNHS hoặc không thi hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật do hết thời hiệu chỉ được thực hiện bởi một cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền nhất định (cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án hình sự) khi có đầy đủ các căn cứ pháp lý và những điều kiện do PLHS quy định. * Thời hiệu thi hành BAHS chỉ được áp dụng đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người bị kết án (ví dụ: do thiên tai, hồ sơ bị mất hoặc thất lạc, do sự thiếu trách nhiệm của những cán bộ trong các cơ quan thi hành án hình sự v.v…). Như vậy, thời hiệu thi hành BAHS khác với thời hiệu truy cứu TNHS là ở chỗ: thời hiệu thi hành BAHS căn cứ vào loại hình phạt (phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù) và mức hình phạt (ba năm tù trở xuống, ba năm tù đến mười lăm năm tù, mười lăm năm tù đến ba mươi năm tù), còn thời hiệu truy cứu TNHS thì lại căn cứ vào loại tội phạm tương ứng được phân loại trong BLHS năm 1999 (khoản 3 Điều 8). 2. Tại Phần II và Phần III dưới đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của PLHS Việt Nam hiện hành đề cập đến hai vấn đề: a) Thời hiệu truy cứu TNHS; b) thời hiệu thi hành BAHS. II 1. Bằng quy phạm tại khoản 1 Điều 23 BLHS năm 1999, lần đầu tiên trong PLHS Việt Nam đã ghi nhận riêng biệt định nghĩa pháp lý (ĐNPL) của khái niệm thời hiệu truy cứu TNHS là gì (?) – “là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Quy phạm này chính là một điểm mới của BLHS năm 1999 (mà trong BLHS năm 1985 trước đây không có) và do đó, nó có ý nghĩa khoa học – thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển của PLHS Việt Nam nói riêng, cũng như đối với việc bảo vệ các quyền và tự do của con người trong hoạt động tư pháp hình sự nói chung ở nước ta hiện nay. 2. Bằng các quy phạm tại khoản 2 Điều 23 BLHS năm 1999, lần đầu tiên trong PLHS Việt Nam, nhà làm luật đã điều chỉnh cụ thể bốn thời hạn khác nhau tương ứng với bốn loại tội phạm được phân loại trong luật (khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999), mà các cơ quan tư pháp hình sự chỉ có thể và phải dựa vào căn cứ đó để truy cứu người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Nói một cách khác, theo BLHS năm 1999, khi đã hết các thời hạn do luật định tại khoản 2 Điều 23 tương ứng với bốn loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8, thì không được truy cứu TNHS người phạm tội. 3. Bằng các quy phạm tại khoản 3 Điều 23 BLHS năm 1999, lần đầu tiên trong PLHS Việt Nam đã cụ thể hóa cách tính thời hiệu truy cứu TNHS (khác với quy định tương ứng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học cách trình bày báo cáo báo cáo ngành luật chính sách về luậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 358 0 0 -
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 284 0 0 -
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 235 0 0 -
Đồ án: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Bình Định
54 trang 222 0 0 -
23 trang 207 0 0
-
40 trang 200 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 184 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 179 0 0 -
8 trang 177 0 0
-
9 trang 173 0 0
-
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 169 0 0 -
8 trang 159 0 0
-
Chuyên đề mạng máy tính: Tìm hiểu và Cài đặt Group Policy trên windows sever 2008
18 trang 156 0 0 -
Báo cáo đề tài: Chất chống Oxy hóa trong thực phẩm
19 trang 154 0 0 -
6 trang 152 0 0
-
Thuyết trình môn kiến trúc máy tính: CPU
20 trang 148 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Về một mô hình bài toán quy hoạch ngẫu nhiên
8 trang 144 0 0 -
Báo cáo Các loại cáp được sử dụng phổ biến trong viễn thông
25 trang 133 0 0 -
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đại đoàn kết dân tộc
14 trang 130 0 0 -
Báo cáo khoa học: TÍNH TOÁN LÚN BỀ MẶT GÂY RA BỞI THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM THEO CÔNG NGHỆ KÍCH ĐẨY
8 trang 127 0 0