Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: ĐỀ XUẤT MỘT HƯỚNG KHẢO SÁT CÁC DẤU HIỆU TIỀN GIẢ ĐỊNH VÀ HÀM NGÔN TRONG CÁC PHÁT NGÔN TIẾNG ANH

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.54 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiền giả định (TGĐ) và hàm ngôn (HN), những phạm trù quan yếu trong ngữ dụng học có thế đựơc nhận biết qua một số dấu hiệu ngữ nghĩa và cấu trúc. Trong giao tiếp, những dấu hiệu này đã được sử dụng với những hình thức cụ thể nào và với mục đích gì? Bài này cố gắng đề xuất cách trả lời các câu hỏi trên với việc khảo sát các cứ liệu dẫn chứng từ lấy từ phần thi nghe của các bài thi IELTS và TOEIC với các thông tin định tính....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐỀ XUẤT MỘT HƯỚNG KHẢO SÁT CÁC DẤU HIỆU TIỀN GIẢ ĐỊNH VÀ HÀM NGÔN TRONG CÁC PHÁT NGÔN TIẾNG ANH" ĐỀ XUẤT MỘT HƯỚNG KHẢO SÁT CÁC DẤU HIỆU TIỀN GIẢ ĐỊNH VÀ HÀM NGÔN TRONG CÁC PHÁT NGÔN TIẾNG ANH A SUGGESTED APPROACH TO MEANS OF SIGNALLING PRESUPPOSITIONS AND IMPLICATURES IN ENGLISH UTTERANCES NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng NGUYỄN THỊ HỒNG NHẠN Trường Đại học Dân Lập Duy Tân TÓM TẮT Ti ền giả định (TGĐ) và hàm ngôn (HN), những phạm trù quan yếu trong ngữ dụng học có thế đựơc nhận biết qua một số dấu hiệu ngữ nghĩa và cấu trúc. Trong giao tiếp, những dấu hiệu này đã được sử dụng với những hình thức cụ thể nào và với mục đích gì? Bài này cố gắng đề xuất cách trả lời các câu hỏi trên với việc khảo sát các cứ liệu dẫn chứng từ lấy từ phần thi nghe của các bài thi IELTS và TOEIC với các thông tin định tính. ABSTRACT Presuppositions and implicatures as pragmatic categories can be realized into syntactic or lexical signals which are labeled as “presupposition triggers” and “implicature triggers”. This article addresses how presuppositions and implicatures are linguistically signaled by these triggers and what functions they serve in spoken discourse. For the answers, we propose an approach of seeking the descriptive evidence from the listening extracts of such tests as IELTS and TOEIC. 1. Đặt vấn đề Trong giao tiếp, để hiểu được đầy đủ ý nghĩa của câu nói, người nghe phải nhận thức được nghĩa hiển ngôn (explicit meaning), là “cái ý nghĩa mà họ có thể rút ra đ ược từ nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và cả nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong câu và từ những mối quan hệ cú pháp của các từ ấy” và cả nghĩa hàm ẩn (implicit meaning) là “ những ý nghĩa vô hình, không có sẵn trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và trong mối quan hệ cú pháp của câu nhưng vẫn thấu đến người nghe qua một sự suy luận.” (Nguyễn Thiện Giáp, 2000: 115). Thông tin TGĐ và HN được người nói thể hiện và người nghe nhận biết có liên quan đến việc sử dụng trong phát ngôn một số lớn các từ, cú đoạn và cấu trúc cú pháp. Những hình thức ngôn ngữ này được Levinson gọi là những dấu hiệu TGĐ hay tác tử kiểm định (presupposition triggers) và d ấu hiệu HN (implicature triggers) (Levinson, 1983). Vấn đề này đ ã là mối quan tâm của không ít các nhà ngôn ngữ học và các nhà nghiên cứu khác và gây ra khá nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, hoạt động của các dấu hiệu này trong diễn ngôn vẫn chưa thu hút đ ược nhiều quan tâm, xét d ưới góc độ ứng dụng sư p hạm họ c đối với người Việt họ c tiếng Anh khi nhận biết các TGĐ và HN ẩn giấu trong các bài trắc nghiệm chu ẩn quốc tế như TOEFL, IELTS và TOEIC. Xuất phát từ tình hình này, bài viết nhằm đề xuất một hướng nghiên cứu nhằm khám phá hoạt động thực tế của TGĐ và HN thông qua sự xu ất hiện của chúng trong các phát ngôn và vai trò của chúng trong các đ oạn tho ại của các bài trắc nghiệm này. 2. Giải quyết vấ n đề 2.1. Cơ sở lý luận Về khái niệm TGĐ: Khi thực hiện phát ngôn, người nói giả đ ịnh có những thông tin mà người nghe đã biết. Vì coi đó là thông tin đ ã biết nên nói chung những thông tin như thế không được nói ra. Ngôn ngữ học gọi những thông tin như vậy là thông tin tiền giả định (TGĐ) hay tiền đề. Theo ngữ dụng học, thông tin TGĐ là thông tin được người nói mặc nhiên chấp nhận là đúng và cho rằng người nghe chấp nhận là đúng khi phát ngôn được đ ưa ra. TGĐ không mang giá trị thông báo nhưng là cái nền, tạo điều kiện để thông báo có ý nghĩa và được cụ thể hóa. Ví dụ trong các câu sau, (1a) là nội dung thông báo của (1) và (1b) là thông tin TGĐ của (1). (1)The train stopped. (Tàu đã dừng lại) (1a)The train was not moving. (Tàu không phải đang chạy) (1b)The train had been moving. (Tàu trước đó đang chạy) Ngoài ra, cũng cần phân biệt tiền giả định nghĩa học và tiền giả đ ịnh dụng học là 2 lo ại thông tin TGĐ mà tính chân xác của chúng dựa trên các giá tr ị ngữ nghĩa của đơn vị ngô n ngữ hay dựa trên các tình huống thực tế và quan hệ giữa đ ơn vị ngôn ngữ với ý đồ của người nói và sự tiếp nhận cuả người nghe. Ví dụ, khi A thông báo với B rằng “ I have to collect my son at 5” (5 giờ tôi phải đ i đón con) và trước đ ó B không biết rằng A có con, thông tin tiền giả đ ịnh trong p hát ngôn này được giải thích về mặt nghĩa học và dụng học như sau: TGĐ nghĩa học: Việc sử d ụng cấu trúc sở hữu “my son ” tạo ra TGĐ rằng A có (i) con TGĐ dụng học: (ii) A nghĩ rằng B biết là mình có con. - B, do nhận ra dấu hiệu “my son” và nhận ra ý đ ồ của A, chấp nhận thô ng - tin TGĐ rằng “A có con” là đ úng. Về khái niệm hàm ngôn: Grice (1975) đã đ ưa ra khái niệm về “hàm ngôn” (implicature), hàm ngôn hội thoại (conversational implicatures) và “hàm ngôn quy ước” (conventional implicatures).Theo Grice, không giống với hàm ngôn hội tho ại, hàm ngôn quy ước đ ược d ựa trên các ước lệ đ ối với các đơn vị ngôn ngữ hơn là do ngữ cảnh hội thoại quy định. (Levinson, 1983:127). Trong câu (2) dưới đây, quy ước về nghĩa của từ “but” đ ã tạo ra HN quy ước “trái ngược” giữa “Marry suggested b lack” và “I choose white”. (2) Marry suggested black, but I choose white. Trong ví d ụ (3) d ưới đây, HN về thông tin thời gian không do các đơn vị ngôn ngữ trong “The milkman has come” tạo ra mà do sự suy luận d ựa trên thời gian cho sự việc “The milkman has come” xảy ra. Giả sử người giao sữa thường đ ến lúc 9 giờ sáng, vậy có thể hiểu HN trong ngữ cảnh này như sau “Lúc này khoảng hơn 9 giờ sáng.” (3) A: Can you tell me th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: