Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: ĐƯỜNG LỐI ĐỨC TRỊ CỦA NHO GIÁO - TỪ KHỔNG TỬ ĐẾN MẠNH TỬ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.26 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo với hạt nhân là đường lối “Đức trị”. Tuy nhiên, phải đến Mạnh Tử đường lối “Đức trị” mới được phát triển tương đối hoàn chỉnh và trở thành đường lối nhân chính (chính trị nhân nghĩa). Tìm hiểu quá trình phát triển đó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu thêm sức sống lâu bền của tư tưởng “Đức trị” trong các nước Á Đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐƯỜNG LỐI "ĐỨC TRỊ" CỦA NHO GIÁO - TỪ KHỔNG TỬ ĐẾN MẠNH TỬ" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 ĐƯỜNG LỐI ĐỨC TRỊ CỦA NHO GIÁO - TỪ KHỔNG TỬ ĐẾN MẠNH TỬ ĐỨC TRỊ” (‘GOVERNING BY VIRTUES’ POLITICAL LINE ) OF CONFUCIANISM – FROM CONFUCIUS’ TO MENCIUS’ TIMES NGUYỄN THỊ KIM BÌNH Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo với hạt nhân là đường lối “Đức trị”. Tuy nhiên, phải đến Mạnh Tử đường lối “Đức trị” mới được phát triển tương đối hoàn chỉnh và trở thành đường lối nhân chính (chính trị nhân nghĩa). Tìm hiểu quá trình phát triển đó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu thêm sức sống lâu bền của tư tưởng “Đức trị” trong các nước Á Đông SUMMARY Confucius is the founder of Confucianism – the key thoughts base for planning & implementing – Đức trị” („governing by virtues‟ political line). However, it was not until Mencius‟ time, “Đức trị” („governing by virtues‟ political line) was fully developed and this political line became “the humane policy”. The study of this development course helps us better understand the long-lasting vitality of “Đức trị” („governing by virtues‟political line) in Oriental countries.1. Đặt vấn đề Nho học về thực chất là một học thuyết chính trị đạo đức mà biểu hiện tập trungở đường lối Đức trị. Đối với các xã hội phong kiến Á Đông, đường lối Đức trị luônluôn là đường lối trị nước duy nhất trong hơn hai nghìn năm lịch sử. Một đường lối trịnước được độc tôn lâu dài như vậy trong lịch sử rất cần được đi sâu nghiên cứu. Hơnnữa, đối với các xã hội Á Đông đương đại, Nho học trong đó có tư tưởng Đức trịkhông phải là vấn đề cổ xưa, càng không phải là vấn đề đã hoàn toàn thuộc về lịch sử.Trên thực tế sự hiện diện của Nho học với những mức độ khác nhau, vẫn luôn luônmang tính thời sự mới mẻ. Không nghi ngờ gì nữa ý nghĩa hiện đại của nhiều yếu tốtrong Nho học trong đó có tư tưởng Đức trị đang ngày càng nổi lên. Một sự khảo cứucó hệ thống đường lối Đức trị của Nho học do đó lại càng cần thiết.2. Tư tưởng “Đức trị” của Khổng Tử2.1. Quan niệm về Đức và đường lối Đức trị: Nhân, Lễ, Chính danh Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết là nó iđến đạo đức: Làm người có nết hiếu đễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Không thíchxúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việcgốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân...(1). Đức vớiKhổng Tử là lời nói đi đôi với việc làm trên cơ sở cái thiện: Người xưa thận trọng lờinói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được(2). 79 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 Chính là trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối Đức trị - đường lốitrị nước bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông. Khổng Tử quan niệm: Làmchính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà cácngôi sao khác hướng về cả (tức thiên hạ về theo) (3). Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng: dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùn g hìnhphạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạođức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lạitheo đường chính (4). Trong đời mình, dù là luận thuyết việc trị nước cứu đời hay dạy học, đào tạonhiều lớp môn sinh tài đức, thì trước sau Khổng Tử đều nói nhiều đến đức nhân. KhổngTử coi nhân là đức căn bản nhất của con người cả về xử thế lẫn tu thân, và bao gồmgần đủ các đức khác. Thật vậy Nhân vừa là tu thân, vừa là ái nhân, lại vừa là xử kỷvừa là tiếp vật. Nhân còn là Trung (yêu người, hết lòng với người) và thứ (làm cho người nhữngcái mình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn). Nhưng đối với Khổng Tử, điều quan trọng nhất trong tư tưởng về nhân là biểuhiện về mặt chính trị của nó. Có lẽ với Khổng Tử thái độ đối với dân là tiêu chuẩn quantrọng nhất để đánh giá đức nhân của người cầm quyền: Sai khiến dân thì phải thậntrọng như trong một cuộc tế lớn, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người.Trong nước không ai oán mình, trong nhà một đại phu không ai oán mình (5). Ôngtừng nói Tài trí đủ để trị dân (có người hiểu là đủ để biết mọi lẽ) mà không biết dùngđức nhân để giữ dân, thì sẽ mất dân... (6). Sau Nhân, Khổng tử quan tâm nhiều đến Lễ, bởi “Lễ” cần thiết để duy trì trậttự xã hội, và có trật tự xã hội thì vua mới được tôn, nước mới được trị. Mặt khác, lễ cónội dung luân lý của nó, trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời với nhân. Khổng Tửxem điều lễ là hình thức của nhân, là chính đạo mà mọi ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: