Báo cáo nghiên cứu khoa học: Một số vấn đề về phương hướng và nội dung cơ bản của DỰ ÁN LUẬT PHÁ SẢN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số vấn đề về phương hướng và nội dung cơ bản của DỰ ÁN LUẬT PHÁ SẢN" Một số vấn đề về phương hướng và nội dung cơ bản của DỰ ÁN LUẬT PHÁ SẢN NGÔ CƯỜNG Phó Viện trưởng Viện khoa học xét xử - TANDTC Luật phá sản doanh nghiệp (LPSDN) được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 30-12-1993, có hiệu lực từ ngày 1-7-1994. Trong khoảng thời gian hơn 7 năm qua, kể từ ngày LPSDN có hiệu lực, số lượng các vụ phá sản được Tòa án các cấp giải quyết chưa đầy 40 vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng có số lượng rất khiêm tốn các vụ phá sản được Tòa án giải quyết, trong đó có nguyên nhân do các quy định của LPSDN không phù hợp với thực tiễn. Do đó, LPSDN cần phải được sửa đổi sao cho các quy định của Luật này phù hợp với thực tiễn, góp phần điều chỉnh việc cạnh tranh và khuyến khích các hoạt động kinh tế, qua đó góp phần khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế. I. Một số vấn đề có tính chất định hướng cho Dự án Luật phá sản 1. Về mục tiêu của Luật phá sản: Như chúng ta đều biết, trên thế giới, Luật phá sản (LPS) có hai xu hướng khác nhau. Xu hướng thứ nhất có mục tiêu là “hướng vào con nợ” tập trung vào việc cứu các công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, bảo đảm việc làm cho người lao động, thông qua việc tổ chức lại công ty. Xu hướng thứ hai có mục tiêu “hướng vào chủ nợ” bằng cách tạo điều kiện loại bỏ những doanh nghiệp quá yếu kém. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dường như là đã có sự kết hợp cả hai mục tiêu này theo hướng nghiêng về mục tiêu “hướng vào con nợ”, vì người ta nhận thấy rằng tạo điều kiện cho sự tiếp tục tồn tại đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính sẽ có lợi hơn cho nền kinh tế trong tình trạng thất nghiệp cao. Đúng như Manfred Balz và Henry N.Shiffman (cố vấn Văn phòng luật pháp quỹ tiền tệ quốc tế) từ năm 1996 đã nhận định LPS hiện đại phải kết hợp được bốn mục tiêu chính: - Tối đa hóa việc thu hồi tài sản; - Đưa ra những cơ hội thực tiễn cho việc tổ chức lại trong những trường hợp thích hợp khi mà quyền lợi của chủ nợ và nhu cầu xã hội có thể được đáp ứng tốt hơn bằng cách duy trì hoạt động của doanh nghiệp con nợ chứ không phải là thanh toán doanh nghiệp đó; - Quy định cách thức đối xử đối với các chủ nợ công bằng và có thể dự đoán được; - Đem lại cơ hội bắt đầu lại về kinh tế mới cho các con nợ trung thực sau khi gặp đổ vỡ về tài chính. Để đạt được những mục tiêu này, LPS phải đưa ra những thủ tục tố tụng thích hợp để kết thúc vụ kiện mà không có những yêu cầu quá nặng nề, những yêu cầu quá tốn kém và chậm chạp đối với các chủ nợ để theo đuổi những khiếu nại của mình và sẽ làm tổn hại đến những cơ hội cứu vãn doanh nghiệp mà cần phải có những hành động nhanh chóng. LPSDN Việt Nam năm 1993 được soạn thảo trong bối cảnh Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình đổi mới và chúng ta có rất ít kiến thức và trên thực tiễn hầu như không có kinh nghiệm gì về LPS; Luật dường như chỉ tập trung vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước nhằm sắp xếp lại khu vực kinh tế này. Do đó, có thể thấy, mặc dù Luật đã kết hợp cả mục tiêu “hướng vào con nợ” và mục tiêu “hướng vào chủ nợ”, nhưng đã có sự lẫn lộn giữa hai mục tiêu này, dẫn đến Luật đã nghiêng về hướng nhằm thanh toán con nợ (tạo điều kiện cho việc chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp đang ở tình trạng đã “chết” nhưng không được “chôn”). Khắc phục tình trạng này, Dự án LPS nên xác định rõ mục tiêu “hướng vào con nợ”, trong đó kết hợp hài hòa giữa thủ tục thanh toán và thủ tục phục hồi, bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu đối với một LPS hiện đại. 2. Về phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản: Ngày nay, LPS của các nước trên thế giới không những chỉ áp dụng cho các thương nhân (bao gồm các doanh nghiệp, các công ty và cá nhân kinh doanh) mà còn được áp dụng cho cả những cá nhân không kinh doanh (phá sản tiêu dùng) và những pháp nhân hoạt động có tính công ích, như: trường học, bệnh viện v.v…; và được áp dụng cho cả những tổ chức lớn như: hội tôn giáo, hội nghề nghiệp. Như đã nói ở trên, do bối cảnh ra đời mà LPSDN Việt Nam năm 1993 chỉ được áp dụng “cho các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu”. Vấn đề được đặt ra là LPS mới có nên được xây dựng theo hướng áp dụng cho mọi đối tượng trong xã hội như xu thế của các LPS trên thế giới hay không. Về vấn đề này, ý kiến chung cho rằng trong tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, LPS chỉ nên được áp dụng trong lĩnh vực thương mại (bao gồm cả công ty và cá nhân kinh doanh) mà chưa nên áp dụng cả trong lĩnh vực phi thương mại (phá sản tiêu dùng, phá sản đối với các trường học, bệnh viện, hội nghề nghiệp v.v…). Chúng tôi tán thành với ý kiến chung này. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nghiên cứu về vấn đề phá sản trong lĩnh vực phi thương mại để trong tương lai xây dựng LPS về lĩnh vực này. 3. Về cấu trúc của Luật phá sản: Như đã trình bày tại điểm 1 trên đây, để phù hợp với những yêu cầu về một LPS hiện đại, Dự án LPS cần phải kết hợp cả thủ tục thanh toán và thủ tục phục hồi với khả năng chuyển đổi từ phục hồi sang thanh toán. Thanh toán với một ý nghĩa truyền thống là một thủ tục nhằm chuyển hóa toàn bộ tài sản của con nợ thành tiền để thanh toán cho các chủ nợ và chấm dứt hoạt động của con nợ đó. Phục hồi là đem lại cho con nợ đang trong tình trạng khó khăn những điều kiện và cơ hội tiếp tục kinh doanh chứ không phải là thanh toán nó. Rõ ràng là thủ tục phục hồi và thủ tục thanh toán là hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như việc thanh toán một công ty con nợ sẽ dẫn đến nạn thất nghiệp và kéo theo nó những tệ nạn xã hội khác, thì thủ tục phục hồi là nhằm cứu vãn doanh nghiệp, duy trì hoạt động của nó và việc làm cho người lao động, đồng thời kết toán được phần tài sản của con nợ. Vì vậy, để có thể kết hợp cả thủ tục phục hồi và thủ tục thanh toán trong một đạo luật, cấu trúc của Dự án LPS cần phải bảo đảm những yếu tố sau đây: a- Quy định về bắt đầu thủ tục phá sản một cách đ ơn giản, dễ tiếp cận; b- Đình chỉ những vụ kiện cá nhân do c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học cách trình bày báo cáo báo cáo ngành luật chính sách về luậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 358 0 0 -
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 284 0 0 -
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 235 0 0 -
Đồ án: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Bình Định
54 trang 222 0 0 -
23 trang 207 0 0
-
40 trang 200 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 184 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 179 0 0 -
8 trang 177 0 0
-
9 trang 173 0 0
-
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 169 0 0 -
8 trang 159 0 0
-
Chuyên đề mạng máy tính: Tìm hiểu và Cài đặt Group Policy trên windows sever 2008
18 trang 156 0 0 -
Báo cáo đề tài: Chất chống Oxy hóa trong thực phẩm
19 trang 154 0 0 -
6 trang 152 0 0
-
Thuyết trình môn kiến trúc máy tính: CPU
20 trang 148 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Về một mô hình bài toán quy hoạch ngẫu nhiên
8 trang 144 0 0 -
Báo cáo Các loại cáp được sử dụng phổ biến trong viễn thông
25 trang 133 0 0 -
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đại đoàn kết dân tộc
14 trang 130 0 0 -
Báo cáo khoa học: TÍNH TOÁN LÚN BỀ MẶT GÂY RA BỞI THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM THEO CÔNG NGHỆ KÍCH ĐẨY
8 trang 127 0 0