Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm tiến hành trong vụ Xuân 2008 tại thành phố Huế, gồm có 6 công thức thí nghiệm sử dụng các loại phân bón lá khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ" TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Hoàng Thị Thái Hoà, Đỗ Đình Thục Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Thí nghiệm tiến hành trong vụ Xuân 2008 tại thành phố Huế, gồm có 6 công thức thí nghiệm sử dụng các loại phân bón lá khác nhau. Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc và xác định loại phân bón lá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phân bón lá Diệp Lục Tố tỏ ra có hiệu lực cao nhất về chiều cao cây, số nụ trên cây, thời gian sinh trưởng, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế, tiếp theo đó Growmore. Nghiên cứu tiếp theo thực hiện tập trung vào liều lượng phân bón lá Diệp Lục Tố và những loại phân bón lá đang sử dụng phổ biến tại thành phố Huế. 1. Đặt vấn đề Cúc (Chrysanthemum sp.) là một trong những loại hoa được trồng từ lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới. Hiện nay, hoa cúc được trồng phổ biến khắp nơi, cúc có mặt ở các vườn hoa công viên, trong phòng khách, trong các lễ hội… Ngoài giá trị làm cảnh, cây hoa cúc còn có nhiều giá trị sử dụng khác như làm thuốc, làm các loại thức uống, làm thực phẩm… Con người đã và đang từng bước nghiên cứu nhằm khai thác tốt nhất các giá trị của cây hoa cúc để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống [1, 2, 3]. Ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù có những vùng sản xuất với những giống cúc nhập nội từ các nước châu Âu như: Pháp, Hà Lan, Trung Quốc... có những giống đã trở thành giống địa phương như giống cúc đại đóa vàng, đại đóa cổ đồng (màu vàng đậm). Bên cạnh đó, các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới cũng được áp dụng nhằm làm tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm từ hoa cây cảnh. Đối với cây hoa cúc, biện pháp kỹ thuật tốt nhất để tăng chất lượng hoa là sự kết hợp sử dụng phân bón lá trên nền phân bón vào đất tối ưu và sử dụng đèn chiếu sáng để điều chỉnh sinh trưởng tăng chiều cao cây [4, 5, 6]. Đây là lý do chúng tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu như sau: - Xác định ảnh hưởng của các loại phân bón lá và phân ngâm ủ từ nguyên liệu cá đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc. - Tìm ra được loại phân bón lá có hiệu quả kinh tế nhất khi sử dụng cho cây hoa cúc. 51 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Giống Hoa cúc chi vàng Đà Lạt. Giống được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trồng. 2.1.2. Đất đai Thí nghiệm được thực hiện trên đất thịt nhẹ, vụ trước trồng hoa lay ơn. 2.1.3. Phân bón - Phân chuồng: Phân lợn được trộn thêm 3% vôi và ủ theo phương pháp ủ nóng. - Growmore (20.20.20): Phân hỗn hợp dạng tinh thể đóng trong chai 100g. Thành phần: N: 20%; P2O5: 20%; K2O: 20%; Ca:0,05%; Mg: 0,1%; S: 0,2%; B: 0,02%; Cu: 0,05%; Fe: 0,10%; Zn: 0,05%. - Agriconik: Phân dạng dung dịch lỏng đóng gói 10 ml: Thành phần: N: 0,1%; P: 0,02%; K: 0,04, Cu: 5,0ppm; Fe: 524,1ppm; Zn: 43,0ppm; Mg: 140ppm; Mn: 2,3ppm; Bo: 0,7ppm; Ca: 30,9ppm; Sodium-O-Nitrophenol: 0,4%; Sodium-P-Nitrophenol: 5,1%; Sodium-K- Dinitrophenol. - Diệp lục tố: Phân dạng dung dịch lỏng đóng chai nhỏ 10ml. Thành phần: N: 5%; K: 5%; P: 5% ; Bo: 0,5%; Zn: 0,02%; Mg: 3%; Mn: 0,6%; Mo; Fe; Ni; Cu; GA3. - Phân cá: Chế biến từ cá tươi và đường RS: Trộn cá với đường theo tỉ lệ 1:1 và cho vào ủ trong thùng kín, sau 3 tháng chiết lấy dung dịch để dùng làm phân bón. - Hỗn hợp phân ngâm: Chế biến từ cá tươi, đường và NPK (16-16-8), hòa thêm NPK (tỉ lệ 1 lít phân: 250g NPK). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm bao gồm 6 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại: - Công thức I: Đối chứng (nền): 20 tấn phân chuồng hoai mục + 100 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi/ha + nước lã. - Công thức II: Nền + Diệp lục tố. - Công thức III: Nền + Growmore. - Công thức IV: Nền + Agriconik. - Công thức V: Nền + Phân chiết xuất từ cá (cá + đường). - Công thức VI: Nền + Hỗn hợp ngâm ủ (cá + một số chất dinh dưỡng vô cơ khác). - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). 52 2.2.2. Quy trình kỹ thuật trồng hoa cúc Các biện pháp trong qui trình kỹ thuật tuân thủ theo qui trình chung hướng dẫn cho cây hoa cúc. 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi - Một số đặc trưng hình thái của cây: Chiều cao cây, khả năng phân cành, đường kính gốc. Số lá trên thân chính, kích thước lá. Số nụ, số hoa. Đường kính hoa, độ bền, màu sắc. - Hiệu quả kinh tế 2.2.4. Phương pháp theo dõi và xử lý số liệu Sử dụng các phương pháp theo dõi thông thường và phổ biến hiện nay. Tất cả số liệu tính toán thông thường thực hiện bởi phần mềm MS. Excel, xử lý thống kê bằng phần mềm Statistic trên máy vi tính. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa cúc trong các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu về số cành cấp 1, đường kính gốc và kích thước lá của cây hoa cúc ở các công thức thí nghiệm cũng là những chỉ tiêu sinh trưởng mà người sản xuất, tiêu dùng quan tâm. Theo dõi các chỉ tiêu này chúng tôi thu được số liệu ở bảng 1. Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa cúc ở các công thức thí nghiệm Kích thước lá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: