Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: TÌNH TRẠNG ĂN MÒN BÊ TÔNG CỐT THÉP Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN CANXI NITRÍT

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 610.56 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ăn mòn cốt thép là nguyên nhân phổ biến làm hư hỏng kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển. Sử dụng chất ức chế ăn mòn là một trong số những biện pháp ngăn ngừa ăn mòn do clorua kéo dài tuổi thọ của kết cấu. Chất ức chế ăn mòn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau từ hàng trăm năm nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH TRẠNG ĂN MÒN BÊ TÔNG CỐT THÉP Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN CANXI NITRÍT" TÌNH TRẠNG ĂN MÒN BÊ TÔNG CỐT THÉP Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN CANXI NITRÍT TS. PHẠM VĂN KHOAN, TS. NGUYỄN NAM THẮNG Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Ăn mòn cốt thép là nguyên nhân phổ biến làm hư hỏng kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển. Sử dụng chất ức chế ăn mòn là một trong số những biện pháp ngăn ngừa ăn mòn do clorua kéo dài tuổi thọ của kết cấu. Chất ức chế ăn mòn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau từ hàng trăm năm nay. Nhưng nghiên cứu sử dụng chất ức chế trong b ê tông còn chưa được quan tâm đầy đủ. Mặc dù có rất nhiều chất ức chế có hiệu quả ức chế ăn mòn nhưng chỉ có canxi nitrít được chứng minh có khả năng ức chế ăn mòn đồng thời không ảnh hưởng đến tính chất cơ học của bê tông. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả chất ức chế canxi nitrít cho một số công trình bê tông cốt thép trong môi trường biển Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trong môi trường biển Việt Nam do đặc thù điều kiện khí hậu nóng ẩm chứa hàm lượng ion Cl- cao nên kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) thường bị ăn mòn và phá huỷ nhanh, đặc biệt nghiêm trọng là vùng nước lên xuống, khí quyển biển và ven biển. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy các công trình BTCT sau một thời gian sử dụng đều có dấu hiệu gỉ cốt thép ở mức độ khác nhau dẫn tới hư hỏng sớm không đảm bảo tuổi thọ công trình [1, 2]. Vì vậy cần thiết phải làm rõ thực trạng và tìm các giải pháp bảo vệ chống ăn mòn clorua cho kết cấu BTCT phù hợp điều kiện đặc thù Việt Nam. 2. Khái quát về tình trạng ăn m òn bê tông c ốt thép ở vùng biển Việt Nam Tổng hợp các số liệu khảo sát cho thấy thực trạng ăn mòn BTCT trong vùng biển Việt Nam như sau: Ăn mòn BTCT là hiện tượng phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu gây phá huỷ kết cấu và làm giảm đáng kể tuổi thọ các công trình xây dựng ở vùng biển. Tình trạng ăn mòn và hư hỏng các công trình BTCT là nghiêm trọng và ở mức báo động. Tốc độ ăn mòn làm hư hỏng công trình diễn ra khá nhanh. Hiện nay b ên cạnh một số công trình có tuổi thọ trên 30  40 năm có nhiều công trình đã bị ăn mòn và hư hỏng nặng sau 20  25 năm sử dụng, thậm chí nhiều kết cấu bị phá huỷ nặng nề chỉ sau 10 15 năm sử dụng (hình 1, 2). Hình 1. Cảng Thương vụ - Vũng Tầu Hình 2. Cảng Cửa Cấm - Hải Phòng, sau 15 năm sử dụng cách biển 25 km, sau 30 năm sử dụng Thiệt hại do ăn mòn BTCT gây ra là đáng kể và nghiêm trọng, chi phí cho sửa chữa khắc phục hậu quả ăn mòn có thể chiếm tới 30  70% mức đầu tư xây dựng công trình. Hiện nay và trong những năm tới đây nhu cầu đầu tư xây mới và sửa chữa công trình ở vùng biển sẽ rất lớn. Vì vậy, cần sớm triển khai các giải pháp kỹ thuật chống ăn mòn nhằm đảm bảo chất lượng và tuổi thọ lâu dài cho công trình. 3. Các giải pháp chống ăn mòn cho BTCT trong môi trường biển Việt Nam Tiêu chuẩn TCXDVN 327: 2004 đã đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về: thiết kế, lựa chọn vật liệu, thi công nhằm đảm bảo khả năng chống ăn mòn cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép [6]. Yêu cầu thiết kế trong tiêu chuẩn chỉ rõ ở bảng 1, quy định các yêu cầu tối thiểu về thiết kế áp dụng cho các công trình có tuổi thọ tới 50 năm. Đối với các công trình yêu cầu có niên hạn sử dụng cao hơn tới 100 năm cần áp dụng các biện pháp bảo vệ hỗ trợ như sau: - Tăng mác bê tông thêm 10 MPa và độ chống thấm thêm một cấp hoặc tăng chiều dày lớp bê tông (BT) bảo vệ thêm 20 mm; - Tăng cường bảo vệ mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô có mác b ằng bê tông kết cấu dày tối thiểu 15mm; - Tăng cường thêm lớp sơn chống ăn mòn phủ mặt cốt thép trước khi đổ bê tông; - Quét sơn chống thấm bề mặt kết cấu, dùng chất ức chế ăn mòn cốt thép hoặc bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp bảo vệ catốt. Bảng 1. Các yêu cầu tối thiểu về thiết kế bảo vệ kết cấu chống ăn mòn trong môi trường biển Kết cấu làm việc trong vùng Yêu cầu Khí quyển Nước STT Ngập thiết kế lên Trên bờ, 01 km Gần bờ, 130 km nước (4) Trên mặt nước xuống cách mép nư ớc cách mép nư ớc (1) 1 Mác bê tông , MPa 30 40 40 50 30 40 50 25 30 40 25 30 40 Độ chống thấm nước, 2 at(2) 8 10 10 12 8 10 12 6 8 10 6 8 10 Chi ều dày l ớp bê tông bảo vệ cốt thép, mm (3) - Kết cấu ngoài trời 50 40 30 40 30 25 3 - Kết cấu trong nhà 40 30 25 30 25 20 - Nước biển 50 40 70 60 60 50 40 - Nước lợ cửa sông 40 30 60 50 50 40 30 Bề rộng khe nứt gi ới hạn, mm (5) 4 - Kết cấu ngoài trời  0,1  0,1  0,05  0,1  0,1 - Kết cấu trong nhà - -  0,1  0,15  0,15 - Bề mặt kết cấu phẳng, không gây đọng nước, không gây tích tụ ẩm và bụi; Cấu tạo kiến trúc - Hạn chế sử dụng kết cấu BTCT dạng thanh mảnh (chớp, lan can chắn nắng); 5 - Có khả năng tiếp cận tới mọi vị trí để kiểm tra, sửa chữa. Chú thích: - Đối với kết cấu bê tông không có cốt thép ở vùng khí quyển biển không bắt buộc thực hiện yêu cầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: