Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019: Phần 2 PHẦN 3 BẢO HỘ THƯƠNG MẠI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 279 280 CHƯƠNG 6 THỰC TRẠNG BẢO HỘ THƯƠNG MẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 6.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề cập đến bảo hộ tại biên giới (border protection) là bất kỳ biện pháp nào được sử dụng nhằm hạn chế hàng nhập khẩu tại biên giới. Theo Nguyễn Mại (2018), “Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ kinh tế học, chỉ việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của quốc gia bằng cách nâng cao tiêu chuẩn như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hoặc áp đặt thuế nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng; được sử dụng trong quan hệ thương mại giữa các nước. Với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chính phủ muốn bảo vệ sản phẩm trong nước đối với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ đối thủ cạnh tranh nước ngoài với giá thấp hơn”. Ngoài ra, theo Kommerskollegium (2016), chủ nghĩa bảo hộ được thể hiện thông qua hai đặc điểm cơ bản: (i) phân biệt đối xử trong thương mại (discrimination) và (ii) hạn chế thương mại (trade- restrictiveness). Bên cạnh đó, có thể bao gồm những chính sách làm bóp méo thương mại. Trong nội dung báo cáo này, bảo hộ thương mại được đề cập đến bao gồm những quy định, chính sách của nhà nước theo đó nhà nước sử dụng những công cụ, biện pháp có tác động hạn chế hoặc làm bóp méo thương mại và/ hoặc sử dụng các công cụ đó theo cách phân biệt đối xử nhằm hạn chế hàng nhập khẩu. Có những biện pháp vừa có thể dùng theo 281 cách phân biệt đối xử vừa có tác động làm hạn chế thương mại, chẳng hạn thuế quan hoặc hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, những biện pháp kỹ thuật,… Ngoài ra, ngay cả những biện pháp kỹ thuật (TBT) hay những biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), những biện pháp phòng vệ thương mại,… được sử dụng theo cách không phân biệt đối xử song vẫn có thể tạo ra trở ngại, làm hạn chế sự thâm nhập thị trường của hàng nhập khẩu, đặc biệt khi những biện pháp này được sử dụng ngoài sự cần thiết, hợp lý. Những biện pháp trợ cấp (đặc biệt là trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu) là những biện pháp có thể vừa gây bóp méo thương mại vừa hạn chế hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) thể hiện dưới hình thức áp lực chính trị từ một quốc gia (nước nhập khẩu) lên một quốc gia khác (nước xuất khẩu) để ngăn chặn việc xuất khẩu hàng hóa thông qua công cụ hạn ngạch xuất khẩu cũng là một công cụ nhằm thực hiện hạn chế thương mại với mục đích bảo hộ tại nước nhập khẩu. Một vấn đề khác, một quốc gia có thể thực hiện chính sách bảo hộ thương mại thông qua việc kiểm soát và hạ tỷ giá (phá giá nội tệ) để kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hoặc thông qua việc duy trì các quy trình thủ tục nhập khẩu rườm rà, khó khăn, tốn kém đối với doanh nghiệp. Như vậy, bảo hộ thương mại là việc sử dụng bất kỳ công cụ, biện pháp nào có thể cản trở sự thâm nhập của hàng nhập khẩu, từ biện pháp thuế quan đến những biện pháp phi thuế quan như: hạn ngạch, giấy phép, những biện pháp kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ, trợ cấp (không bao gồm trợ cấp xuất khẩu), các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ thương mại,… Bảo hộ thương mại có thể được ủng hộ hoặc không được ủng hộ bởi những quan điểm và lập luận riêng. Nhìn chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi các nước tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại dường như là một nguyên tắc trong bất kỳ quá trình đàm phán nào để ký kết các thỏa thuận thương mại tự do, bởi vậy, các nước có quan điểm tôn trọng và ủng hộ thương mại tự do, đồng nghĩa với việc không ủng hộ bảo hộ thương 282 mại. Khi đó, họ đưa ra một số lập luận và dẫn chứng nhằm phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch như: Bảo hộ thương mại có thể cản trở tăng trưởng kinh tế của quốc gia cũng như của toàn cầu. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bertelsmann, có trụ sở tại Đức, các biện pháp bảo hộ mậu dịch do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất có thể gây thiệt hại nặng nề cho chính nền kinh tế Mỹ. Theo kịch bản xấu nhất, chính sách “Nước Mỹ là trên hết” có thể làm giảm 2,3% (tương đương 415 tỷ USD) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ trong dài hạn. Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), việc tăng 10% thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu tại Hoa Kỳ có thể dẫn đến việc giảm 1% GDP. Các ngành sản xuất trong nước, kể cả những ngành sản xuất non trẻ khó có thể phát triển bền vững với chính sách bảo hộ mậu dịch của nhà nước. Việc bảo vệ một ngành sản xuất trong nước, đặc biệt đối với ngành công nghiệp còn non trẻ, thực sự cần đến khoản chi phí không nhỏ từ ngân sách của nhà nước và các nguồn lực tài chính khác. Điều này gây gánh nặng cho ngân sách, đồng thời có thể dẫn đến sự phát triển không hiệu quả, sự đầu tư thiếu hiệu quả cho ngành công nghiệp này. Ngoài ra, chính sách bảo hộ của nhà nước có thể cản trở quá trình phát triển của các ngành sản xuất trong nước do bản thân các ngành không có cơ hội để cạnh tranh, không có động lực để đổi mới và phát triển, luôn có tâm lý ỷ lại và lệ thuộc vào chính sách bảo hộ của nhà nước. Bảo hộ mậu dịch làm giảm lợi ích của người tiêu dùng. Những biện pháp làm hạn chế hàng nhập khẩu khiến cho người tiêu dùng sẽ có ít cơ hội để lựa chọn hàng hóa về số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và giá cả. Khi sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể phải trả giá cao hơn cho sản phẩm. Ngoài ra, với chính sách giảm giá trị nội tệ để có thể bán sản phẩm và hàng hóa của quốc gia mình với giá rẻ hơn ở thị trường nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc bất kỳ sản phẩm nước ngoài nào được bán trên thị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo thường niên kinh tế Thương mại Việt Nam Kinh tế Việt Nam 2019 Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam Cơ hội thách thức cho Việt Nam Bảo hộ thương mại Chính sách kinh tế vĩ môTài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 329 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
1074 trang 101 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 2 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
148 trang 84 0 0 -
91 trang 48 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nhà ở xã hội của Việt Nam
4 trang 45 0 0 -
Maketing trong thương mại điện tử
52 trang 40 0 0 -
Thương mại Việt Nam những năm qua và triển vọng 2022 2025: Vượt khó, tái thiết và phục hồi
20 trang 35 0 0 -
Kinh tế vĩ mô tiếp tục đà cải thiện
14 trang 33 0 0 -
Những bước tiến rõ nét của nền TMĐT Việt Nam
3 trang 33 0 0 -
13 trang 32 0 0
-
Thông báo số: 451/TB-VPCP năm 2016
3 trang 32 0 0 -
Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (Tập 1): Phần 1
401 trang 32 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 7: Tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô
6 trang 29 0 0 -
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia thương mại quốc tế chính sách và thực tiễn tại Việt Nam
1178 trang 29 0 0 -
Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2
352 trang 28 0 0 -
Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế Việt Nam
12 trang 27 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 9 - ĐH Thăng Long
13 trang 27 0 0 -
109 trang 26 0 0
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 2: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
24 trang 26 0 0