Danh mục

Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2022: Cấu trúc kinh tế thế giới và Việt Nam - Phần 2

Số trang: 246      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.24 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (246 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của "Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2022: Cấu trúc kinh tế thế giới và Việt Nam" trình bày bối cảnh thay đổi cấu trúc kinh tế thế giới và Việt Nam như sự trỗi dậy của Trung quốc và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; đưa ra những dự báo về kinh tế, thương mại và một số hàm ý chính sách áp dụng cho Việt Nam năm 2023 và những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2022: Cấu trúc kinh tế thế giới và Việt Nam - Phần 2 PHẦN 3. THAY ĐỔI CẤU TRÚC KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2022 Chương 5. CẤU TRÚC KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2022 5.1. BỐI CẢNH THAY ĐỔI CẤU TRÚC KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5.1.1. Sự trỗi dậy của Trung quốc và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 5.1.1.1. Sự trỗi dậy của Trung quốc Giữa lúc Liên minh Châu Âu (EU) đối mặt với nhiều vấn đề mang tính nền tảng, từ làn sóng người nhập cư, phong trào chống EU cho đến Brexit. Mỹ đang ở giữa một kỳ bầu cử tổng thống đầy rắc rối và khác thường; chủ nghĩa khủng bố là cơn đau đầu đối với nhiều quốc gia… thì thay đổi lớn nhất ở Châu Á, và cả thế giới, đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc. a. Về kinh tế Thế giới đang được chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Trung Quốc, một phép lạ chưa từng thấy ở một nền kinh tế mới nổi khi đưa ra so sánh với nhiều quốc gia cùng khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc,... Năm 2021, trong bối cảnh phần lớn thế giới vẫn đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc đang diễn ra tương đối thuận lợi nhờ vào việc kiềm chế tốt dịch bệnh với các chỉ số kinh tế chính hoạt động ở mức tương đối ổn định. Tăng trưởng kinh tế trong quý 1, 2 và 3 năm 2021 lần lượt là 18,3%, 7,9% và 4,9%, giảm dần trong suốt cả năm, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2021). Áp lực giảm đã lên đến đỉnh điểm vào quý 3/2021, nhưng hầu hết đã được giải tỏa trong quý 4, có nghĩa là nền kinh tế đã chạm đáy và kỳ vọng cho khởi đầu thuận lợi trong năm 2022. Mặc dù áp dụng chiến lược zero-COVID-19, song sản lượng nhà máy của Trung Quốc được thúc đẩy bởi cả nhu cầu mạnh mẽ ở nước ngoài và chuỗi cung ứng linh hoạt trong nước. Trong khi đầu tư vào sản xuất và bất động sản giảm và sự hồi sinh của COVID-19 ảnh hưởng đến tiêu dùng. Tuy nhiên, năm 236 2022, do quý IV bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do COVID-19, sự sụt giảm của chi tiêu dùng và thị trường bất động sản khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống mức tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ. Bên cạnh đó, nguồn cung bị gián đoạn và tác động tiêu cực của xung đột ở Ukraine làm cho đầu tư thương mại, sản xuất của quốc gia này cũng bị mất đà. GDP năm 2022 của Trung Quốc tăng 3,0%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu chính thức là 'khoảng 5,5%' và giảm mạnh so với mức tăng trưởng 8,1% vào năm 2021. Các chỉ số khác của tháng 12/2022 như doanh số bán lẻ và sản lượng sản xuất cũng được công bố cùng với dữ liệu GDP vượt kỳ vọng nhưng vẫn ở mức yếu. Nếu không tính mức tăng 2,2% sau đợt tấn công đầu tiên của COVID-19 vào năm 2020, đây là mức tồi tệ nhất kể từ năm 1976, (Vân Anh, 2023). Ngoài ra, thêm một vấn đề nổi cộm khác của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đó là dân số Trung Quốc năm 2022 lần đầu tiên giảm kể từ năm 1961. Có thể nói đây là một bước ngoặt lịch sử dự kiến sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ dài sụt giảm số lượng công dân và chứng kiến Ấn Độ trở thành quốc gia có đông dân nhất thế giới. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 17/01/2023 thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,9% trong quý IV so với cùng kỳ năm trước đó, chậm hơn mức 3,9% của quý III. Mức tăng trưởng này vẫn cao hơn so với mức 0,4% của quý II và kỳ vọng của thị trường, tăng 1,8%. Nếu tính trên cơ sở hàng quý thì GDP quý IV không tăng, chỉ ở mức 0,0%, so với mức tăng trưởng 3,9% trong quý III, theo Kinh tế Sài Gòn Online (2023). Theo một cuộc thăm dò của Reuters, tăng trưởng có khả năng phục hồi lên 4,9% vào năm 2023, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc chuyển sang giải quyết một số lực cản chính đối với tăng trưởng - chính sách 'Zero COVID' và suy thoái nghiêm trọng của lĩnh vực bất động sản. Hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng tăng trưởng sẽ tăng từ quý II/2023. Sự phục hồi mạnh mẽ ở Trung Quốc có thể làm giảm bớt suy thoái kinh tế toàn cầu dự kiến. Chính phủ Trung Quốc đã cam kết ưu tiên mở rộng tiêu dùng để hỗ trợ nhu cầu trong nước khi các nhà xuất khẩu địa phương đang gặp khó khăn trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Đồng thời, Ngân hàng trung ương 237 cũng dần nới lỏng chính sách trong năm 2023, bơm thêm thanh khoản và giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp. Trong khi chính quyền địa phương có thể sẽ phát hành thêm trái phiếu nợ để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Có thể nói, sau hơn 30 năm đổi mới, thực hiện chính sách cải cách, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Thế kỷ 21, cả thế giới đã chứng kiến sự tăng tốc của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng như sự ràng buộc - phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể trong hệ thống quốc tế. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang tác động đến hệ thống kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu và liệu trên con đường trở thành bá quyền, Trung Quốc sẽ gặp phải những trở ngại cũng như có vượt qua được hay không là vấn đề đang được giới học giả quốc tế rất quan tâm. b. Tài chính quốc tế Sự trỗi dậy của Trung Quốc trên chính trường quốc tế có lẽ là câu chuyện được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất trong thế kỷ này. Đó là sự bứt phá ngoạn mục về kinh tế, sự bành chướng sức mạnh về quân sự và nâng tầm ảnh hưởng của mình đến khắp các châu lục. Từ năm 2000 đến nay, phần đóng góp của Trung Quốc trong GDP toàn cầu đã tăng gần 5 lần, từ 4% lên 18%, và thị phần thương mại toàn cầu của nước này đã tăng 4 lần lên 15%. Ở thời điểm hiện tại, không có một nền kinh tế nào có tốc độ phát triển nhanh hơn Trung Quốc, thế nhưng thị trường chứng khoán của nước này vẫn nằm trong số những thị trường hoạt động kém nhất thế giới. Sự nghi ngờ của giới tài chính toàn cầu đối với các thị trường của Trung Quốc đã hạn chế sức hấp dẫn của đồng NDT. Ngày nay, hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sử dụng đồng USD làm mỏ neo mềm để quản lý đồng tiền của họ và không có quốc gia nà ...

Tài liệu được xem nhiều: