Báo cáo: Tổ chức lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Tổ chức lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Khoa Địa lí – Địa chính Bài báo cáo TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ MAI THẢO Giáo viên hướng dẫn : ThS.Phan Thị Lệ Thủy Bình Định, ngày 17 tháng 01 năm 2018 Mục lục 1. Phần mở đầu Quy hoạch tổ chức lãnh không gian lãnh thổ là một vấn đề quan trọng, cần phải thận trọng và có tầm nhìn xa. Đặc biệt, vấn đề quy hoạch cần được nghiên cứu kĩ, có nhiều phương án, định hướng được hướng phát triển trong thời gian dài nhằm phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng của lãnh thổ. Đồng bằng sông Hồng là một vùng có vị trí địa lí ưu đãi, trù phú về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực. Đồng thời, đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu dài, có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy vấn đề đánh giá, quy hoạch và đưa ra định hướng phát triển cho vùng là vô cùng quan trọng. Do đó em chọn đề tài “Nhận xét và đưa ra định hướng tổ chức không gian lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng”. 2. Phần nội dung 2.1. Khái quát về vùng: Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).[2] Lãnh thổ tiếp giáp với các khu vực: Phía Bắc và Đông Bắc là Vùng Đông Bắc; Phía Tây và Tây Nam là vùng Tây Bắc; Phía Đông là vịnh Bắc Bộ và phía Nam vùng Bắc Trung Bộ. Vùng nằm ngay trên địa bàn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với vai trò đặc biệt của thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị văn hóa – khoa học kĩ thuật lớn nhất cả nước. [7] Trển đất liền vùng Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với hai vùng kinh tế là Vùng kinh tế Trung du miền núi phía Bắc và Vùng kinh tế Bắc Trung bộ. [7] Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 15m xuống đến các bãi bồi 2 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. [2] 3 (Nguồn: Internet) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 10 đơn vị hành chính gồm thủ đô hà nội và 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. [3] (Nguồn: Internet) Toàn vùng có diện tích: 14.946,1km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước). [4] Dân số là 19.999.300 người (thời điểm 1/04/2011), chiếm 22,76% dân số cả nước. Mật độ 949 người/km2. [10] Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường. Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao, có trình độ học vấn cao hơn các vùng khác. Tạo ra thị trường có sức mua lớn. [2] 2.2. Tiềm năng phát triển của vùng: Đồng bằng sông Hồng là vùng đất rộng lớn thành phố được xem là cái nôi của nền văn minh sông Hồng với nhiều nét văn hoá đặc sắc, các lễ hội, hệ thống đình, đền, chùa gắn liền với không gian làng Bắc bộ. Nơi đây có bề dày lịch sử hàng nghìn năm với văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình rực rỡ đã bồi đắp nên một vùng đất giàu tiềm năng du lịch. [9] 4 Nếu biết khai thác, nơi đây có thể phát triển và mở rộng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa lịch sử tâm linh. Bên cạnh các danh lam thắng cảnh tiêu biểu như: Cúc Phương, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An,…; các bãi biển nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà, Hải Thịnh, Quất Lâm, Đồng Châu…, đồng bằng sông Hồng còn là nơi chứa đựng các giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc thể hiện ở các khu di tích chùa Bái Đính, Hoa Lư, Cổ Loa, Côn Sơn Kiếp Bạc, đền Trần, Phủ Dày, phố Hiến,... hay các làng nghề truyền thống như lụa Vạn Phúc, nón làng Chuông, gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, Chu Đậu…; các lễ hội dân gian như hội Chọi trâu, hội Gióng, Hội Lim, Chử Đồng Tử Tiên Dung, Côn Sơn Kiếp Bạc, Cố đô Hoa Lư, Yên Tử, lễ hội Tịch Điền, chùa Keo... đặc biệt là các di sản thế giới đã được UNESCO công nhận như: vịnh Hạ Long, Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, ca trù, quan họ Bắc Ninh, bia đá ghi các khoa thi tiến sĩ thời Hậu Lê và Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, mộc bản triều Nguyễn, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm... Là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được đánh giá có tiềm năng nổi bật đối với phát triển loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, sinh tháibiển đảo.(tiềm năng, thế mạnh du lịch của Đồng bằng sông Hồng....). [9] Hệ thống sông ngòi tương đối dày với hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tổ chức lãnh thổ Lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng Lãnh thổ Việt Nam Tiềm năng phát triển VùngTài liệu liên quan:
-
191 trang 73 0 0
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim
5 trang 30 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
12 trang 29 0 0 -
Thực trạng và triển vọng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: Phần 2
62 trang 28 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Giồng Ông Tố
6 trang 26 0 0 -
Vùng đồng bằng sông Hồng - Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa: Phần 1
72 trang 25 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long
4 trang 24 0 0 -
106 trang 24 0 0
-
Những đặc trưng cơ bản của văn hóa gốm người Việt đồng bằng sông Hồng
6 trang 24 0 0 -
Bài giảng Địa lí lớp 12 bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam
27 trang 23 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
12 trang 22 0 0 -
98 trang 22 0 0
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
5 trang 22 0 0 -
Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam: Phần 1
79 trang 22 0 0 -
Giáo trình Đại cương địa lý Việt Nam: Phần 2
68 trang 21 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT huyện Đồng Hỷ
1 trang 21 0 0 -
CHUYÊN ĐỀ: NGÀNH HÀNG RAU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
102 trang 21 0 0 -
Bài giảng Địa lý kinh tế: Chương 5 - Hoàng Thu Hương
31 trang 21 0 0 -
Bài giảng Địa lý kinh tế: Chương 2 - Hoàng Thu Hương
27 trang 21 0 0 -
Bài thuyết trình: Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
65 trang 21 0 0