Danh mục

Báo cáo y học: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT VỠ TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.65 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tiến cứu 52 trường hợp vỡ túi phình động mạch (ĐM) thông trước được điều trị bằng vi phẫu thuật kẹp clip cổ túi phình tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 - 2008 đến12 - 2008, rút ra kết luận: - Đặc điểm lâm sàng của vỡ túi phình ĐM thông trước: đau đầu dữ dội đột ngột 92,3%, nôn, buồn nôn 90,3%, hội chứng màng não 86,5%, triệu chứng thần kinh khu trú 75%. - Chẩn đoán hình ảnh: chụp CT-scan phát hiện xuất huyết dưới màng nhện 94,2%; trong đó 75,5% xuất huyết dưới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo y học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT VỠ TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC" NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT VỠ TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC NguyÔn S¬n*; Ph¹m Hßa B×nh** NguyÔn Hïng Minh*** TÓM TẮT Nghiên cứu tiến cứu 52 trường hợp vỡ túi phình động mạch (ĐM) thông trước được điều trị bằng vi phẫu thuật kẹp clip cổ túi phình tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 - 2008 đến12 - 2008, rút ra kết luận: - Đặc điểm lâm sàng của vỡ túi phình ĐM thông trước: đau đầu dữ dội đột ngột 92,3%, nôn, buồn nôn 90,3%, hội chứng màng não 86,5%, triệu chứng thần kinh khu trú 75%. - Chẩn đoán hình ảnh: chụp CT-scan phát hiện xuất huyết dưới màng nhện 94,2%; trong đó 75,5% xuất huyết dưới màng nhện vùng rãnh liên bán cầu trước.100% trường hợp phát hiện vỡ túi phình ĐM thông trước bằng chụp ĐM não số hóa xóa nền (DSA) và chụp DSA kiểm tra lại sau mổ. - Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu kẹp clip qua cổ túi phình theo thang điểm GOS (Glasgow outcome scale) ghi nhận: kết quả tốt (GOS 4 - 5) 73,1%, trung bình (GOS 3) 15,4%, xấu (GOS 1 - 2) 11,5%. * Từ khoá: Vỡ túi phình động mạch thông trước; Đặc điểm lâm sàng; Chẩn đoán hình ảnh. RESEARCH On CLINICal FEATURE, IMAGE DIAGNOSIS AND TREATMENT RESULT OF MICROSURGERY BREAKING ANTERIOR COMMUNICATING ARTERY ANEURYSM Summary Prospective study was carried out on 52 patients with breaking anterior communicating artery aneurysm, treated by microsurgery clipping the neck of aneurysm sac at Choray Hospital from January, 2008 to December, 2008. The results showed that: - Clinical feature of breaking anterior communicating artery aneurysm: suddenly fierce headache 92.3%, nausea 90.3%, meninges syndrome 86.5%, localized nerve symptom 75%. - Image diagnosis: taking CT-scan showed 94.2% of subarachnoid hemorrhage in which 75.5% of subarachnoid hemorrhage of channel area belonging to fore-cerebral hemisphere. 100% of patients showed breaking anterior communicating artery aneurysm by taking Digital Subtraction Angio Graphy (DSA) for cerebral artery and taking DSA to check again after operation. - Result of microsurgery clipping through the neck of aneurysm sac valuated according to GOS (Glasgow outcome scale) shows: good: 73.1% (GOS 4 - 5), average: 15.4% (GOS 3), bad: 11.5% (GOS 1 - 2). *Key words: Breaking anterior communicating artery aneurysm; Clinical feature; Image diagnosis. * BÖnh viÖn 175 ** BÖnh viªn TWQ§ 108 *** bÖnh viÖn 103 Ph¶n biÖn khoa häc: GS. TS Vò Hïng Liªn ®Æt vÊn ®Ò Túi phình ĐM thông trước là một trong những vị trí phổ biến nhất trong túi phình ĐM trong sọ, chiếm 30 - 35% bệnh lý túi phình hệ ĐM cảnh trong [3, 4]. Vỡ túi phình ĐM thông trước thường xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh gây nên một bệnh cảnh lâm sàng thần kinh nặng nề, phức tạp nếu không điều trị kịp thời dẫn đến tử vong và di chứng cao. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị phẫu thuật là kẹp clip qua cổ túi phình nhằm loại bỏ hoàn toàn túi phình ra khỏi vòng tuần hoàn, đảm bảo sự lưu thông của ĐM mẹ, các mạch bên, mạch xuyên và dòng chảy bàng hệ, tránh biến chứng co mạch não, chảy máu lại, cải thiện đáng kể di chứng và tỷ lệ tử vong cho BN [6]. Nghiên cứu trên 52 trường hợp vỡ túi phình ĐM thông trước được kẹp clip qua cổ túi với mục đích rút ra một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị vi phẫu thuật của loại bệnh lý này. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 52 trường hợp vỡ túi phình ĐM thông trước, tuổi từ 31 - 78, được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 - 2008 đến 12 - 2008. * Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn đoán vỡ túi phình ĐM thông trước gây xuất huyết não màng não theo các tiêu chuẩn sau: - Lâm sàng: dựa theo thang phân độ lâm sàng của Liên đoàn Phẫu thuật Thần kinh thế giới (WFNS). - Chẩn đoán hình ảnh: 100% BN được chụp CT-scan não, chụp ĐM não số hóa xóa nền (DSA) và chụp kiểm tra bằng DSA xác định lại sau mổ. * Tiêu chuẩn loại trừ: - BN có vỡ túi phình ĐM não không phải vị trí ĐM thông trước, BN có túi phình ĐM não chưa vỡ. - Những BN được chẩn đoán vỡ túi phình ĐM thông trước nhưng được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật khác như: bao bọc túi phình, thắt ĐM mẹ mang túi phình. 2. Phương pháp nghiên cứu. Tiến cứu mô tả cắt ngang. * Đánh giá kết quả: - Đánh giá kết quả gần: dựa vào tình trạng lâm sàng ngay sau mổ từ 1 đến 2 tuần. Đánh giá kết quả xa: dựa vào tình trạng BN theo dõi, tái khám sau mổ 3, 6 và 12 tháng. Kết quả thu được phân loại theo thang điểm GOS (Glasgow outcome scale). Kết quả tốt: độ 4 - 5; trung bình: độ 3; xấu: độ 1 - 2. - Đánh giá kết quả về mặt giải phẫu: chụp DSA kiểm tra sau mổ. Kết quả tốt là túi phình được loại bỏ hoàn toàn, không còn tồn dư. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 15. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung nhóm BN nghiên cứu. * Tuổi và giới: < 40: 6 BN (11,5%); 40 - 49 tuổi: 23 BN (44,2%); 50 - 59 tuổi: 19 BN (36,6%); 60 - 69 tuổi: 3 BN (5,8%); ≥ 70: 1 BN (1,9%). Tuổi nhỏ nhất: 31; tuổi lớn nhất: 78. Đa số BN ở độ tuổi từ 40 - 60 (42/52 = 80,8%). Nam: 42,3%; nữ: 57,7%. 2. Đặc điểm lâm sàng. * Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng xuất huyết dưới màng nhện do vỡ túi phình. Đau đầu dữ dội đột ngột: 48 (92,3%); buồn nôn + nôn: 47 BN (90,3%); mất tri giác tạm thời: 27 BN (51,9%); động kinh: 4 BN (7,7%); mê ngay: 17 BN (32,7%); rối loạn hô hấp: 1 (1,9%); rối loạn tim mạch: 1 BN (1,9%). - Triệu chứng hay gặp nhất trong vỡ túi phình ĐM não là đau đầu dữ dội đột ngột 92,3% và nôn, buồn nôn 90,3%. * Triệu chứng lâm sàng khi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: