Danh mục

Báo cáo y học: Nghiên cứu tác dụng của Mật ong điều trị tại chỗ vết thương bỏng sâu

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu 20 bệnh nhân (BN) bị bỏng sâu độ IV do nhiệt, tuổi từ 16 đến 55, điều trị nội trú tại Viện Bỏng quốc gia từ tháng 12-2004 đến 04-2005. Trên một BN sau khi phẫu thuật cắt hoại tử chia thành 2 vùng nghiên cứu có diện tích và độ sâu mỗi vùng tương đương. Vùng nghiên cứu đắp mật ong nguyên chất, vùng đối chứng đắp silver sulfadiazine 1% (SSD1%). Kết quả nghiên cứu cho thấy: vết thương bỏng sau cắt hoại tử đắp mật ong nguyên chất làm giảm tiết dịch, giảm phù viêm, thời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo y học: "Nghiên cứu tác dụng của Mật ong điều trị tại chỗ vết thương bỏng sâu" Nghiên cứu tác dụng của Mật ong điều trị tại chỗ vết thương bỏng sâu Nguyễn Gia Tiến và CS* Tóm tắt Nghiên cứu 20 bệnh nhân (BN) bị bỏng sâu độ IV do nhiệt, tuổi từ 16 đến 55, điều trị nội trú tại Viện Bỏng quốc gia từ tháng 12-2004 đến 04-2005. Trên một BN sau khi phẫu thuật cắt hoại tử chia thành 2 vùng nghiên cứu có diện tích và độ sâu mỗi vùng tương đương. Vùng nghiên cứu đắp mật ong nguyên chất, vùng đối chứng đắp silver sulfadiazine 1% (SSD1%). Kết quả nghiên cứu cho thấy: vết thương bỏng sau cắt hoại tử đắp mật ong nguyên chất làm giảm tiết dịch, giảm phù viêm, thời gian tổ chức hạt đỏ đẹp hoàn toàn cho phép ghép da (7,0 ± 0,1 ngày) ngắn hơn so với vết bỏng đắp SSD1% (7,9 ± 0,1 ngày); với p < 0,05. * Từ khoá: Bỏng sâu; Mật ong; Tác dụng điều trị tại chỗ. Study of effect of honey on fullthickness burn Nguyen Gia Tien et al SUMMARY This study was conducted on 20 fullthickness thermal burn patients, age from 16 to 55 years old, treated at the National Institute of Burns from December, 2004 to April, 2005. Two equivalent deep burn areas in the same patient were excised then applied either pure honey or silver sulfadiazine cream 1% (SSD 1%). The result showed that burn bed area which has been used honey has less exudation, local inflammation. The taken time for shape granulation was significant shorter than in which applied by SSD 1% (7.0 ± 0.1 days vs. 7.9 ± 0.1 days, p < 0.05). * Key words: Fullthickness burn; Honey; The effect of local treatment. Đặt vấn đề Phẫu thuật cắt bỏ hoại tử sớm đóng vai trò quan trọng góp phần loại bỏ hoại tử, giảm nhiễm khuẩn, nhiễm độc bỏng. Thời gian hình thành tổ chức hạt đến khi có thể ghép da đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương bỏng. Mật ong là một sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khoẻ. Trên thế giới việc điều trị vết bỏng bằng mật ong khá phổ biến và có nhiều nghiên cứu được công bố. Tại Việt Nam chưa có công bố một nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng điều trị vết bỏng của mật ong trên vết bỏng sâu. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của mật ong trên vết bỏng sâu do nhiệt”. * Bệnh bỏng Quốc gia Phản biện khoa học: GS.TS.Lê Năm Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu. - 20 BN bị bỏng sâu được cắt hoại tử sớm, tuổi từ 16-55, điều trị nội trú tại Viện Bỏng Quốc gia từ tháng 12-2004 đến 04-2005. 2. Chất liệu nghiên cứu. - Mật ong nguyên chất: do Công ty Ong Trung ư- ơng cung cấp đạt TCVN số 5266/90-5271/90: hàm lượng nước 22,6%; cacbonhydrat 74,5% (sacarosa 3,2%); acid 17mg/kg, pH 6. - Thuốc đối chứng: silver sulfadiazine 1% (SSD 1%) do hãng Rapkatos (ấn Độ) sản xuất. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh. - Nghiên cứu tiến hành trên cùng một BN: sau khi cắt hoại tử, chia thành 2 vùng có diện tích và độ sâu mỗi vùng tương đương: diện tích mỗi vùng dưới 5% diện tích cơ thể (DTCT), diện tích bỏng sâu dưới 20% DTCT. + Vùng nghiên cứu (vùng A): đắp gạc tẩm mật ong nguyên chất. + Vùng đối chứng (vùng B): đắp SSD 1%. 3.1. Nghiên cứu lâm sàng: - BN sau phẫu thuật cắt hoại tử sớm, tiến hành đắp thuốc nghiên cứu. - Đánh giá tình trạng tại chỗ vết bỏng: viêm nề, dịch tiết, thời gian tổ chức hạt đỏ đẹp hoàn toàn . 3.2. Nghiên cứu cận lâm sàng: - Xét nghiệm vi khuẩn học vết bỏng: loài vi khuẩn, số lượng vi khuẩn. - Xét nghiệm mô học: xét nghiệm tiêu bản áp vết thương bỏng. 3.3. Xử lý số liệu: - Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata Intercool 6.0. Kết quả nghiên cứu 1. Kết quả lâm sàng. Bảng 1: Diễn biến lâm sàng tại chỗ vết thương bỏng sau cắt hoại tử và đắp thuốc nghiên cứu. Triệu Vùng A (n =20) Vùng B (n=20) chứng (đắp mật ong) (đắp SSD1%) Cảm cảm Không có cảm giác Không có đau sau đắp giác đau, nóng rát giác đau, nóng rát thuốc sau khi đắp thuốc sau khi đắp thuốc Dị ứng Không Không nề, xung Hiện tượng viêm Phù viêm, Viêm xung huyết huyết giảm nhanh nề giảm dần từ từ ngày thứ 2 ngày thứ 3 trở đi 1 2 3 Dịch tiết, Dịch tiết, dịch mủ, Dịch tiết dịch mủ dịch mủ, giả mạc giảm dần tăng dần trong giả mạc từ ngày thứ 2, đặc 1-2 ngày đầu sau biệt dịch tiết giảm đó giảm từ ngày rất nhanh, nền tổn thứ 3 trở đi thương khô sạch chất Mô hạt phẳng, Mô hạt phẳng, Tính mô hạt hồng, rớm máu, hồng, còn xen lẫn tương đối sạch nhiều giả mạc Kết quả da Da ghép bám sống Da ghép bám tốt sống tốt ghép Nền da khi Nền da mịn Nền da mịn khỏi Bảng 2: Thời gian có mô hạt và ghép da ở hai vùng nghiên cứu. Thời gian/vùng Vùng A Vùng B p (ngày) (ngày) Thời gian bắt đầu 5,5 ± 0,2 6,5 ± 0,2 < 0,01 có tổ chức hạt (TCH) Thời gian TCH đỏ 7,0 ± 0,1 7,9 ± 0,1 < 0,05 đẹp 2. Kết quả cận lâm sàng. Bảng 3: Tỷ lệ các loài vi khuẩn phân lập được trên vết thương bỏng sâu sau cắt hoại tử theo phương pháp tiếp tuyến. Trước khi Sau khi cắt Trước khi Vùn Loài cắt hoại tử hoại tử và g vi ghép da nghi khuẩn đắp thuốc (N0) (N2) ên (VK) (N1) cứu VT Tỷ lệ VT Tỷ Tỷ VT mọc (%) mọc lệ mọc lệ VK VK (%) VK (%) P. 10 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: