Báo động tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ em
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo động tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ em Báo động tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ em PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, trưởng khoa vi chất Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh dưỡng cho thấy, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trong thời kỳ mang thai rất trầm trọng. Con số thiếu sắt ở trẻ em cũng rất đáng báo động, với tỷ lệ khoảng một nửa số trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu sắt. Thiếu vi chất trầm trọng PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, trưởng khoa vi chất Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh dưỡng cho thấy, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trong thời kỳ mang thai rất trầm trọng. Cụ thể, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trong suốt thời kỳ thai nghén đều vượt ngưỡng 30% phụ nữ. Nói nôm na, cứ 3 phụ nữ mang thai thì có một người thiếu sắt. Trong đó, đỉnh điểm của giai đoạn thiếu sắt là 3 tháng cuối với tỷ lệ thiếu sắt là 41,2%. Con số thiếu sắt ở trẻ em cũng rất đáng báo động, với tỷ lệ khoảng một nửa số trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu sắt. “Hay với vi chất kẽm, ngày nay người ta nhắc nhiều đến kẽm (ZinC) bởi công dụng tuyệt vời của nó, vừa hỗ trợ điều trị khi tiêu chảy, vừa giúp khắc phục tình trạng kém ăn, suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế, nồng độ kẽm trong máu của ba đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ đều cực thấp. Cụ thể, có tới trên 80% trẻ dưới 5 tuổi, 90% phụ nữ có thai và 65% phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ thiếu kẽm”, BS Ninh nói. Trẻ được uống vitamin A liều cao trong ngày vi chất dinh dưỡng. Mới 60% bà mẹ được uống vitammin A Tại Việt Nam, chương trình bổ sung Vitamin A trên diện rộng từ nhiều năm nay nhưng mới chỉ đạt thành công ở lứa tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi với hơn 90% trẻ được được bổ sung Vitamin A liều cao 2 lần/năm; tỷ lệ khô loét giác mạc cấp tính do thiếu vitamin A ở trẻ dưới 5 tuổi thấp hơn ngưỡng mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với bà mẹ sau sinh, việc bổ sung chưa hiệu quả. Tại buổi họp báo công bố ngày vi chất dinh dưỡng mới đây, PGS.TS Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, các báo cáo từ địa phương đều cho biết tỷ lệ bà mẹ được uống vitamin A trong một tháng sau sinh luôn là 80-90%, nhưng thực tế trong đợt phỏng vấn trực tiếp bà mẹ gần nhất, con số này chỉ đạt 60%. Theo đó, tỷ lệ bà mẹ ở nông thôn thiếu vitamin A (đo bằng lượng vitamin A trong sữa mẹ) đang lên đến 30-50%. Ở các TP như Hà Nội, HCM, tỉ lệ này có thấp hơn nhưng cũng ở mức 20%, chứng tỏ khẩu phần ăn của bà mẹ đang bị thiếu hụt vi chất. Vì thế, việc bổ sung vitamin A trong vòng một tháng sau sinh rất quan trọng, giúp tăng hàm lượng vitamin A trong sữa nhưng triển khai việc này lại chưa hiệu quả. TS Hợp cho biết, với các bà mẹ sau sinh để được uống vitamin A, hệ thống trạm y tế ở các vùng nông thôn thực hiện hiệu quả hơn nhờ quản lý thai sản tốt và có hệ thống cộng tác viên dinh dưỡng. Sau sinh, thai phụ có thể đến trạm y tế xã, phường để được uống vitamin A. Còn ở các vùng thành thị, việc bổ sung vitamin A cho các bà mẹ sau sinh chủ yếu thực hiện tại bệnh viện, nhưng hệ thống bệnh viện thực hiện việc này không hiệu quả. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cũng như mang lại nguồn chất lượng sữa tốt nhất cho em bé, các bà mẹ sau sinh có thể đến phường sở tại để đăng ký uống vitamin A trong vòng một tháng sau sinh. Để phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, công tác phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng giai đoạn 2011-2015 tiếp tục được đẩy mạnh với các giải pháp chính là: bổ sung Vitamin A liều cao cho các đối tượng tại cộng đồng (trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ sau khi sinh). Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, một trong các mục tiêu là cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng Vitamin A huyết thanh thấp giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo động tình trạng thiếu vi chất bà mẹ và trẻ em mẹ và bé sức khỏe trẻ em chăm sóc trẻ trẻ sơ sinh kiến thức y hocGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 76 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 59 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh vàng da tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc bệnh nhi
39 trang 53 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 43 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 40 0 0 -
'Chế độ' đặc biệt giúp con học thi đạt điểm cao
3 trang 39 0 0