Danh mục

Bảo hiểm Việt Nam: Thực hiện thành công các giải pháp chỉ đạo của đảng, nhà nước

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều giải pháp chỉ đạo, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước. Mời các bạn cùng tìm hiểu những kết quả mà ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt được qua nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm Việt Nam: Thực hiện thành công các giải pháp chỉ đạo của đảng, nhà nước THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2011-2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI BẢO HIỂM VIỆT NAM: THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC PHÙNG NGỌC KHÁNH – Cục trưởng, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) Bảo hiểm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, không chỉ riêng Việt Nam, ở bất kỳ ở quốc gia nào cũng luôn tìm nhiều cách khác nhau để thúc đẩy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm phát triển, tăng số lượng các loại bảo hiểm bắt buộc, miễm giảm thuế thu nhập đối với người kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà bảo hiểm đầu tư… Trong những năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều giải pháp chỉ đạo, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước. T rong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều diễn biến khó lường, bất ổn, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khá tích cực và ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội. Đó là thị trường bảo hiểm Việt Nam góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế; thực hiện thành công các giải pháp về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và các Nghị quyết của Chính phủ trong giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó, có thể đề cập tới một số nội dung quan trọng trong lĩnh vực bảo hiểm như sau: Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Thống kê từ các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, hiện có khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện chính sách tài khóa. Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 61 kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ, một chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước 10 ngoài; 17 DNBH nhân thọ, hai DN tái bảo hiểm và 12 DN môi giới bảo hiểm. Trong giai đoạn này, tổng giá trị được bảo hiểm là 11,7 triệu tỷ đồng, trong đó tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng, tổng giá trị được bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là một triệu tỷ đồng; trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, sức khỏe là 700 nghìn tỷ đồng. … Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường ước đạt 84.375 tỷ đồng, đạt khoảng 2% GDP, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16%/ năm. Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng bình quân 11,7%/năm; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng bình quân 24,6%/năm; Quy mô các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tính đến hết năm 2015, tổng dự phòng nghiệp vụ nhằm sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ chi trả bồi thường cho khách hàng của các DNBH ước đạt 130.391 tỷ đồng, tăng 2,36 lần so với năm 2010; Tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các DNBH, tính đến hết năm 2015 ước đạt 157.266 tỷ đồng, tăng 1,99 lần so với năm 2010, hoàn thành vượt chỉ tiêu nêu tại Quyết định 193/ QĐ-TTg vào cuối năm 2015. Trong giai đoạn 20112015, thị trường bảo hiểm đã đóng góp hơn 4.975 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần ổn định kế hoạch huy động nguồn thu, hỗ trợ đảm bảo cân đối NSNN. Với chức năng cơ bản của bảo hiểm đã được định sẵn, bảo hiểm đã góp phần tích cực trong thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Với 80% công trình lớn TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016 CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM 2011 2012 2013 2014 2015 (ước) 1. Doanh thu (tỷ đồng) 46.985 51.525 58.002 67.401 84.375 - Doanh thu phí bảo hiểm 36.552 41.248 47.851 55.816 70.190 + Phi nhân thọ 20.554 22.851 24.521 27.461 31.919 + Nhân thọ 15.998 18.397 23.330 28.355 38.271 - Doanh thu đầu tư (tỷ đồng) 10.433 10.277 10.151 11.586 14.185 535 580 646 743 920 2. Đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội 21.848 25.334 29.570 37.645 51.707 - Bồi thường và trả tiền bảo hiểm (tỷ đồng) 15.971 16.649 18.587 21.713 26.797 - Lập dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo trách nhiệm đã cam kết (tỷ đồng) 5.877 8.685 11.013 15.932 24.911 3. Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng) 83.439 89.567 113.682 125.944 157.266 - Tổng tài sản (tỷ đồng) 106.246 114.663 133.856 170.268 200.023 - Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng) 61.878 69.011 79.289 107.680 130.391 5. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo hiểm) 303.716 322.676 357.645 439.173 584.719 Năm - Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn đồng) 4. Năng lực tài chính ngành bảo hiểm Nguồn: Tác giả tổng hợp. của nhà nước được bảo hiểm thì khi có rủi ro DNBH sẽ là đầu mối giải quyết bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm. Mặt khác bảo hiểm còn đóng vai trò là kênh đầu tư trở lại đối với nền kinh tế khi DNBH tham gia mua trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài từ 20-30 năm; góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội thông qua chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm nông nghiệp, thủy sản... Trong thực tế, việc kịp thời khắc phục hậu quả thông qua bảo hiểm cùng các nhà đầu tư khắc phục hậu quả đã góp phần ổn định và thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế mà tiêu biểu là các vụ bồi thường tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh năm 2014 là minh chứng cụ thể… góp phần làm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định môi trường kinh doanh của Việt Nam. Nỗ lực của ngành Bảo hiểm cũng đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế với tổng số dư đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 157.266 tỷ đồng cho đến hết năm 2015. Trong đó, tổng số tiền đầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: