Danh mục

Bảy nguyên tắc quản lý bán hàng

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 30.00 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rất nhiều giám đốc bán hàng (Sale Manager - SM) được bổ nhiệm dựa trên thành tích bán hàng trong quá khứ, nhưng lại thường không có kỹ năng quản lý. Vậy SM cần gì để thành công? Dưới đây là 7 yếu tố chính của câu trả lời: Thích ứng với sự thay đổi. Ngày nay, kết quả kinh doanh rất khó tiên liệu chính xác do những thay đổi của công nghệ, kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và kể cả những biến động chính trị... Vì thế, SM giỏi phải bình tĩnh đối diện với những bất ổn, nhiệt tình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảy nguyên tắc quản lý bán hàng Bảy nguyên tắc quản lý bán hàng Rất nhiều giám đốc bán hàng (Sale Manager - SM) được bổ nhiệm dựa trên thành tích bán hàng trong quá khứ, nhưng lại thường không có kỹ năng quản lý. Vậy SM cần gì để thành công? Dưới đây là 7 yếu tố chính của câu trả lời: 1. Thích ứng với sự thay đổi: Ngày nay, kết quả kinh doanh rất khó tiên liệu chính xác do những thay đổi của công nghệ, kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và kể cả những biến động chính trị... Vì thế, SM giỏi phải bình tĩnh đối diện với những bất ổn, nhiệt tình chấp nhận những thay đổi và luôn có thể điều chỉnh được bất kể thử thách khắc nghiệt nào phía trước. 2. Tạo được sự tin tưởng: Đội ngũ bán hàng thường ít để ý đến những gì cấp quản lý nói mà đánh giá qua việc làm. Tin tưởng có nghĩa là lời nói phải có giá trị như vàng, và các chuyên viên bán hàng đặt niềm tin tuyệt đối và họ không phải đoán mò những gì bạn nói. Khi bạn phạm sai lầm, đừng che đậy và cũng đừng né tránh. Sự thẳng thắn sẽ khiến những người ưa chỉ trích im lặng, đồng thời tạo được sự tôn trọng ở nhiều người khác. 3. Phản hồi đúng lúc: Đội ngũ bán hàng không còn làm việc chăm chỉ khi SM không có những phản hồi tích cực. Không được khen ngợi khi hoàn thành công việc được giao thì chuyên viên bán hàng sẽ tự hỏi: “Tại sao tôi phải làm việc cật lực?”. Nếu không có biện pháp thích ứng khi nhân viên không đạt chỉ tiêu cá nhân và không khen thưởng kịp thời khi nhân viên đạt thành tích tốt, thì kết quả bán hàng sẽ giảm sút. 4. Bồi đắp sự nhiệt tình: Có nhiều cách để duy trì động lực bán hàng của nhân viên, một trong số đó là tạo ra những cuộc thi nội bộ. Theo đó, nhân viên có nhiều cuộc hẹn khách hàng, tỷ lệ tiếp cận cao nhất sẽ được tặng thưởng... Thời điểm khó khăn là khi những nhân viên bán hàng giỏi ra đi. Nhiệm vụ của SM là phải không ngừng nuôi dưỡng nhiệt tình, khuyến khích đội ngũ bán hàng cùng gắn bó vượt qua thử thách. Cách cư xử đúng mực, có tình sẽ có sức thuyết phục nhân viên tận tâm làm việc, giúp họ không “ngã lòng” trước những chào mời hấp dẫn từ nơi khác. 5. Cùng tham gia: Chìa khóa của phương pháp quản trị bán hàng hiệu quả là tham gia làm việc cùng đội nhân viên bán hàng nhiều hơn, gần gũi hơn nữa với khách hàng. Đừng quá bận rộn với việc giấy tờ đến nỗi quên đi nhân viên mình đang làm việc như thế nào. 6. Phát triển chất lượng đội ngũ bán hàng: Khuyến khích mọi người hoàn thành tốt các chỉ tiêu cá nhân - đó là khía cạnh khoa học. Còn nghệ thuật là ở chỗ cùng lúc cũng biết động viên họ tự rèn luyện để hoàn thiện, thêm niềm hy vọng và kiếm thêm được nhiều tiền. 7. Khích lệ sự hoàn thiện không ngừng: Khi triển vọng kinh doanh tốt, những SM có thiên hướng cải tổ sẽ triển khai quy trình quản lý khách hàng mới, huấn luyện đội ngũ nhân viên, hoặc áp dụng những kế hoạch chi trả hoa hồng hấp dẫn. Tuy nhiên, có những khác biệt giữa sự cải tổ và quá trình tự hoàn thiện. Cải tổ đòi hỏi những thay đổi lớn dẫn đến kết quả nhanh chóng và nổi trội. Trong khi quá trình tự hoàn thiện phụ thuộc vào những bước nhỏ, khắc phục dần từng chi tiết và mang lại kết quả tích lũy theo thời gian.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: