Từ bài học của những năm trước bằng các kiến thức mới được tập huấn và cả những kinh nghiệm cổ truyền về chống rét cho vật nuôi, người dân vùng cao đang giúp đàn gia súc vượt qua thời tiết khắc nghiệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí quyết chống đói, rét cho gia súc Bí quyết chống đói, rét cho gia súc(Dân Việt) - Từ bài học của những năm trước bằng cáckiến thức mới được tập huấn và cả những kinh nghiệm cổtruyền về chống rét cho vật nuôi, người dân vùng cao đanggiúp đàn gia súc vượt qua thời tiết khắc nghiệt.Nông dân bản Bó Cá, xã Chiềng An, TP . Sơn La, tỉnh Sơn La đốt lửa sưởi cho trâu trong những ngày giá rét.Che chắn, khoác bao tránh gió lạnhCo ro trong tấm chăn bông cũ kỹ để tránh cái giá lạnh đangùa về miền sơn cước, anh Lùng Lìn Sơn, nông dân thôn 3xã Nàn Sán (Si Ma Cai, Lào Cai), bảo: “Trời lạnh, ngườicòn biết kêu, biết mặc thêm quần áo, đốt lửa sưởi nhưngcon vật nuôi thì chủ cho thế nào được thế ấy. Mình trongnhà tường đất dày mà vẫn lạnh, con trâu cước chân cũngđúng thôi”.Bên bếp lửa hồng, chị The -vợ anh Sơn đang lúi húi xỏ dâyvào một cây kim khâu tự tạo từ nan hoa xe máy. Mìnhkhâu áo chống rét cho trâu.Mỗi con trâu chỉ cần 3 cái bao tải là vừa kín, không sợsương muối, giá rét làm nó viêm phổi, cước chân. Mấy nămtrước không biết chống rét cho trâu, bò lại còn thả rôngngoài rừng nên nhiều con mới bị chết”.Nước ấm - lửa nồng là thượng sáchTuy nằm ngay trong lòng TP. Sơn La (Sơn La) nhưng bảnBó Cá, phường Chiềng An vẫn là nơi thường xuyên bị cáirét hàng năm hoành hành dữ dội. Ông Lường Văn Nọi,người dân trong bản cho biết:“Mấy cái Tết trước lạnh lắm, nhiều nhà vừa đón xuân vừamổ chạy trâu, bò chết rét. Nhà tôi cũng chết mất con trâuđực vào đúng mùng 2 Tết, cả nhà đi bán thịt rong gỡ vốn...Vì vậy, ngay trước vụ rét này, tôi bảo con cháu cứ kiếm lấyít củi khô chất gọn trên gác. Giá lạnh đến là đốt lửa sưởicho trâu, bò và tiện thể đun luôn nước nóng cho chúnguống. Cứ nước ấm-lửa nồng là thượng sách” - ông Nọi chiasẻ.Cũng theo ông Nọi. Nếu trâu bò đã mắc bệnh thì nên lấy lábưởi, lá húng, bạc hà, bồ kết đốt cho trâu, bò ngửi và hơnóng những lá cây này dạt vào chỗ chân bị sưng tấy nhiềulần trong ngày để giúp trâu, bò chóng khỏi hơn. Ngoài raông Nọi còn lưu số điện thoại của cán bộ thú y xã, khi cầndở tìm sổ gọi ngay.Dự trữ cái ăn để chống rétMuốn chống cự với giá rét, bệnh tật thì cần được ăn no đểlấy sức. Điều này thì người dân bản Khèo Thấu, xã HồThầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) làm rất tốt. Rút kinhnghiệm từ những đợt rét trước, ngay từ đầu mùa đông,chính quyền xã Hồ Thầu đã tăng cường vận động bà congia cố, che chắn lại chuồng trại và chuẩn bị thức ăn dự trữcho trâu, bò bằng cách tận dụng các sản phẩm từ nôngnghiệp như: Rơm khô, ngọn mía, thân cây ngô...Gia đình ông Phàn A San ở bản Khèo Thầu đã làm rất tốtviệc dự trữ thức ăn mùa đông cho đàn gia súc. Theo ôngSan, để dự trữ thức ăn cho trâu vào mùa đông, khi thuhoạch lúa, ông không đốt bỏ rơm rạ mà phơi khô, rồi đưavề nhà chất thành đống ở nơi cao ráo, dễ thoát nước. Ôngcòn học cách ủ cỏ chua, cỏ héo để tích trữ thức ăn cho trâu.Ngoài ra, ông thường xuyên cho trâu ăn thêm các chất tinhbột, uống nước muối để bổ sung chất khoáng. khi nhiệt dộxuống dưới 12oC không cho trâu đi làm; luôn mặc áo chotrâu, nghé khi trời rét đậm kéo dài. Nhờ vậy, nhiều năm naygia đình không có trâu, nghé bị chết rét. Ông Nguyễn HồngSơn - Phó Chủ tịch UBND xã Hồ Thầu cho biết: Đến nay100% gia súc trong xã đã được nuôi nhốt và tiêm phòngđầy đủ các loại vaccin, không còn tình trạng buộc trâu, bòngoài trời qua đêm trong những ngày thời tiết lạnh giá.QUẢNG CÁO TRONG TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT