Danh mục

Biên bản đồng thuận ban chuyên gia: Viêm phổi cộng đồng ở Việt Nam năm 2017 một số vấn đề cần đồng thuận

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.63 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này dựa trên nội dung một hội thảo chuyên gia do Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam tổ chức ngày 17/12/2016 tại Cần Thơ với chủ đề: “Viêm phổi cộng đồng - Từ lý thuyết tới thực hành”. Trên cơ sở phân tích tình hình thực hành VPCĐ trong tình hình thực tế, các dữ liệu nghiên cứu về tác nhân vi sinh gây bệnh ở Việt Nam, hội thảo đi tới đề xuất một số khuyến cáo nhằm cải thiện tình hình thực hành VPCĐ ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biên bản đồng thuận ban chuyên gia: Viêm phổi cộng đồng ở Việt Nam năm 2017 một số vấn đề cần đồng thuậnBiên bản đồng thuận Ban chuyên gia:VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM NĂM 2017Một số vấn đề cần đồng thuận TS.BS. Nguyễn Văn Thành (1), TS.BS. Trần Anh Tuấn (2), ThS.BS Lê Hoàn (3), PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp (4), TS.BS. Đỗ Ngọc Sơn (5). (1) Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (2) Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) (3) Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y-Dược (Hà Nội) (4) Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) (5) Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) Tóm tắt: Bài viết này dựa trên nội dung một hội thảo chuyên gia do Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam tổ chức ngày 17/12/2016 tại Cần Thơ với chủ đề: “Viêm phổi cộng đồng - Từ lý thuyết tới thực hành”. Trên cơ sở phân tích tình hình thực hành VPCĐ trong tình hình thực tế, các dữ liệu nghiên cứu về tác nhân vi sinh gây bệnh ở Việt Nam, hội thảo đi tới đề xuất một số khuyến cáo nhằm cải thiện tình hình thực hành VPCĐ ở Việt Nam.ĐẶT VẤN ĐỀViêm phổi cộng đồng (hay viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, VPCĐ) là tình trạng nhiễm trùngcấp tính nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện. Đây là nguyên nhân nhiễm trùng và cần phảinhập viện phổ biến nhất. Mặc dù khoảng hơn một thập niên trở lại đây, trong lĩnh vực này y họccó rất nhiều tiến bộ nhưng tình hình mắc và hình ảnh tiên lượng của VPCĐ ít thay đổi (1,2). Năm2012, Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (VATLD) đã biên soạn và công bố tài liệu “Hướng dẫnxử trí các bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới không do lao”, trong đó có các chương Viêm phổi cộngđồng người lớn và trẻ em (3). Sau 5 năm, bài viết này được biên soạn nhằm làm tăng tính hướngdẫn của tài liệu nêu trên và nhấn mạnh đối với những bất cập thường gặp trong thực hành lâmsàng. Tài liệu này không đề cập tới viêm phổi trên những cơ địa đặc biệt: cấy ghép, suy giảmmiễn dịch mắc phải, ung thư đang điều trị. Với định hướng như vậy, các tác giả trình bày dựatrên một cấu trúc bao gồm những vấn đề có tính thực hành cao, cập nhật và thực tế Việt Nam.Ý nghĩa các thuật ngữ khuyến cáo sử dụng trong tài liệu:- “Nên”: Khuyến cáo thực hiện ở mức độ không mạnh, có thể thực hiện hoặc không tùy thuốcvào điều kiện thực tế.- “Cần”: Khuyến cáo thực hiện ở mức độ mạnh, thực hiện là cần thiết trừ khi không thể.- “Phải”: Khuyến cáo thực hiện ở mức độ rất mạnh, thực hiện là bắt buộc.NỘI DUNG1. Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng: 18 Hoâ haáp soá 11/2017 BIEÂN BAÛN ÑOÀNG THUAÄN BAN CHUYEÂ TOÅNG QUAN N GIATrong tình trạng viêm phổi, phản ứng viêm do nhiễm trùng cấp tính biểu hiện bằng tổn thươngchủ yếu là phế nang bị lấp đầy bởi dịch rỉ viêm, vi khuẩn, các tế bào viêm và kết cục là phổi khôngthể thực hiện được chức năng đầy đủ. Trên nền tảng bệnh học như trên, viêm phổi biểu hiện bằngbệnh cảnh nhiễm trùng hô hấp dưới khởi phát cấp tính, thường khoảng trên 4 ngày (như ho, sốt,khạc đàm, nặng ngực, khó thở) (4) kèm theo triệu chứng thực thể biểu hiện tổn thương dạng đôngđặc nhu mô phổi và tiếng ran nổ. Tiếng ran nổ rất cần được khám phát hiện ở vùng lưng vàđáy phổi. Với bệnh cảnh này có thể dễ dàng chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên, có nhiều trườnghợp khó chẩn đoán như trên người già, người có bệnh phổi mạn tính, có bệnh suy tim đi kèm…dễ làm sai lạc chẩn đoán theo hướng chẩn đoán quá mức hoặc, ngược lại, bỏ sót chẩn đoán.Đối với những trường hợp chẩn đoán khó nên chụp Xquang ngực và xác định chẩn đoánviêm phổi bằng hình ảnh mờ không giải thích được bằng một nguyên nhân nào khác (4,5).Trong thực hành ở bệnh viện, khi nghi ngờ viêm phổi cần chụp Xquang ngực càng sớm càngtốt để chẩn đoán phân biệt và tiên lượng. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) ngực có thể cho hìnhảnh rõ hơn, tuy nhiên, chỉ nên thực hiện chụp CT ngực khi hình ảnh Xquang thường quy khôngtương thích với lâm sàng hoặc không rõ (6). Với mục đích xác định chẩn đoán trong trường hợpcòn nghi ngờ cần xét nghiệm CRP (xem mục 3).2. Đánh giá mức độ nặng:Đánh giá mức độ nặng VPCĐ phải được thực hiện ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và tiếp tụcsau đó ít nhất là 12 giờ. Đánh giá mức độ nặng là cơ sở để quyết định các xử trí tiếp theo (xétnghiệm, nơi điều trị, chỉ định kháng sinh và các trị liệu không kháng sinh) và tiên lượng bệnh.Có nhiều thang điểm đánh giá mức độ nặng đã được công bố trong y văn. Các thang điểm nàylấy nguy cơ tử vong sa ...

Tài liệu được xem nhiều: