Danh mục

Biện pháp bồi dưỡng phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên trung học phổ thông mới vào nghề

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.59 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhóm biện pháp bồi dưỡng kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên (GV) trung học phổ thông (THPT) mới vào nghề được đề xuất nhằm hai mục đích, thứ nhất là xác định và đánh giá về mức độ thực hiện kĩ năng dạy học hiện tại của GV mới vào nghề so với chuẩn kĩ năng dạy học cơ bản để làm cơ sở cho các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng; thứ hai là thiết kế, xây dựng các chương trình bồi dưỡng nhằm tạo môi trường trước mắt và lâu dài cho giáo viên THPT mới vào nghề rèn luyện kĩ năng dạy học cơ bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp bồi dưỡng phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên trung học phổ thông mới vào nghềJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 12-18This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0095BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG DẠY HỌC CƠ BẢNCHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỚI VÀO NGHỀChử Xuân DũngSở Giáo dục và Đào tạo Hà NộiTóm tắt. Nhóm biện pháp bồi dưỡng kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên (GV) trung họcphổ thông (THPT) mới vào nghề được đề xuất nhằm hai mục đích, thứ nhất là xác định vàđánh giá về mức độ thực hiện kĩ năng dạy học hiện tại của GV mới vào nghề so với chuẩnkĩ năng dạy học cơ bản để làm cơ sở cho các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng; thứ hailà thiết kế, xây dựng các chương trình bồi dưỡng nhằm tạo môi trường trước mắt và lâu dàicho giáo viên THPT mới vào nghề rèn luyện kĩ năng dạy học cơ bản.Từ khóa: Bồi dưỡng kĩ năng, kĩ năng dạy học cơ bản, giáo viên THPT mới vào nghề, chuẩnkĩ năng dạy học cơ bản, chương trình bồi dưỡng.1.Mở đầuKhi nghiên cứu về phát triển kĩ năng dạy học, có thể kể đến công trình nghiên cứu của X.I. Kixegop: “Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học” và côngtrình nghiên cứu của O. A. Apđulinna “Nội dung và cấu trúc thực hành sư phạm ở các trường Đạihọc Sư phạm trong giai đoạn hiện nay”. Trong đó, X. I. Kinegop và các cộng sự đã nêu ra hơn 100kĩ năng giảng dạy và giáo dục, trong đó tập trung vào 50 kĩ năng cần thiết nhất, được phân chialuyện tập theo từng thời kỳ thực hành, thực tập sư phạm cụ thể. Cùng chung quan điểm này, O. A.Apđulinna cũng đã luận chứng và đưa ra một hệ thống các kĩ năng giảng dạy và các kĩ năng giáodục riêng biệt, được mô tả cụ thể theo thứ bậc [3]. Từ xuất phát điểm này, đề tài cũng đề xuất cácbiện pháp phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho GV THPT mới vào nghề trên cơ sở tổng hợp phântích lí luận và thực tiễn. Trong đó nhóm biện pháp bồi dưỡng được xác định là nhóm biện phápđầu tiên trong hệ thống các biện pháp phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên THPT mớivào nghề của đề tài nghiên cứu.2.2.1.Nội dung nghiên cứuCác nguyên tắc đề xuất biện pháp2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thốngCác giải pháp được đề xuất phải có tính hệ thống, được xác định trên cơ sở trục cốt lõi chunglà phát triển nguồn nhân lực GV THPT (đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, phát triển, đãi ngộ. . . ). VềNgày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016Liên hệ: Chử Xuân Dũng, e-mail: dungchuxuan@yahoo.com12Biện pháp bồi dưỡng phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên trung học phổ thông...nguyên tắc, các vấn đề tất yếu có liên quan như sử dụng nguồn nhân lực (kế hoạch hóa lao động,tuyển dụng, bố trí. . . ), môi trường nguồn nhân lực (điều kiện làm việc, môi trường văn hóa, quymô việc làm. . . ) đều được đề cập nhưng các giải pháp đưa ra chủ yếu tập trung vào mục tiêu pháttriển nguồn nhân lực. Do vậy, có thể có nhiều giải pháp trong một hệ thống các giải pháp tổng thể.Các giải pháp phải có mối liên kết, hỗ trợ, tạo thành chuỗi thúc đẩy lẫn nhau trong một chỉnh thểthống nhất nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đồng bộ đến quá trình quản lí [4].2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thiCác giải pháp đưa ra phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳtiến hành công nghiệp hoá, hiện điện hoá và hội nhập quốc tế nói chung và điều kiện cụ thể củatừng nhà trường THPT nói riêng.Yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (ĐNGV) trongquá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa buộc các giải pháp đề ra phải mang tính đónđầu để đưa ĐNGV mới vào nghề đáp ứng các yêu cầu trước mắt và lâu dài.Để thực hiện được yêu cầu này, khi xây dựng mỗi giải pháp cần chỉ ra các việc cần làm, nộidung và cách thức tổ chức thực hiện sao cho các cơ quan quản lí, cán bộ, GV có thể hiểu và thựchiện được [1].2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừaCác kết quả nghiên cứu đề tài cũng đã thể hiện sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặcbiệt là các nghiên cứu khoa học về phát triển kĩ năng dạy học nói chung và phát triển kĩ năng dạyhọc cơ bản cho GV THPT mới vào nghề nói riêng.Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, các giải pháp đề xuấtphải dựa trên cơ sở xem xét, kế thừa những mặt tích cực, những điểm sáng trong phát triển kĩ năngdạy học cơ bản đã được các trường thực hiện. Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các giảipháp đã có của các nghiên cứu đã có, đặc biệt là về khoa học phát triển nguồn nhân lực nói chungvà khoa học về phát triển kĩ năng dạy học cơ bản nói riêng [1].2.1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quảKhi đề xuất giải pháp phải tính đến giải pháp nào đưa đến kết quả cao nhất đồng thời huyđộng sử dụng nguồn lực phù hợp nhất. Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với trình độ, năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ của GV, cán bộ quản lí (CBQL); phù hợp với điều kiện c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: