Danh mục

Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm trình bày các khái niệm kỹ năng, rèn luyện kỹ năng, kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập, các bước hình thành kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập của sinh viên sư phạm gồm ba giai đoạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ THÚY HÀ Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày các khái niệm kỹ năng, rèn luyện kỹ năng, kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập, các bước hình thành kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập của sinh viên sư phạm gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (Giai đoạn nhận thức): Giới thiệu cho sinh viên vị trí, vai trò, thao tác và trình tự của việc Tự đánh giá (TĐG) kết quả học tập (KQHT). Giai đoạn 2: Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn sinh viên TĐG, Giai đoạn 3: Tổ chức cho sinh viên làm thử - thực hiện theo mẫu. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm, đó là: Thứ nhất, trang bị kiến thức và kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm. Thứ hai, tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm. Thứ ba, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên đại học sư phạm về năng lực rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm. Từ khóa: biện pháp, kỹ năng, rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập, sinh viên sư phạm…1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề tự đánh giá kết quả học tập được các tác giả nước ngoài quan tâm nghiêncứu cả về lí thuyết và thực hành. Về mặt lí thuyết, qua các nghiên cứu của các tác giảBaron (1990), Shavelson (1992), Bellanca và Berman (1994), Garcia và Pearson (1994),Wiggins (1993),... cho thấy, vai trò của giáo viên (GV) thay đổi, do đó đánh giá (ĐG)phải có sự thay đổi chú trọng hơn đến tự đánh giá (TĐG) [10]. Rolheiser (1996) đã đưara được mô hình lý thuyết TĐG. Tác giả cho rằng, TĐG đóng một vai trò quan trọngtrong một chu kì học tập của người học và khi người học TĐG hiệu quả việc học, họ sẽbiết được mức độ đạt mục tiêu học tập của bản thân. Do đó, TĐG sẽ khuyến khích họđặt ra mục tiêu cao hơn và nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu học tập của mình. Ở Việt Nam, có một số tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tự đánh giá nhưHoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc,... đã hệ thống về đánh giá và các vấn đề liên quan [9].Một trong những đóng góp quan trọng của tác giả là đã đưa ra được bảy nguyên tắcchung nhất về đánh giá, trong đó, có nguyên tắc thứ bảy là: “Nguyên tắc đảm bảo sựthống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá”. Như vậy, có thể thấy vấn đề đánh giá, tự đánhgiá trong giáo dục và dạy học được nhiều nước và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.Các tác giả đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau của tự đánh giá như: tự đánh giádưới dạng sự tự phản ánh của người học, mô hình lý thuyết tự đánh giá, một số kĩ thuật đểtự đánh giá, các nguyên tắc chung nhất về đánh giá cũng như nguyên tắc đảm bảo sựthống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá,... các đối tượng nghiên cứu cũng đa dạngnhưng chưa có nghiên cứu nào về rèn luyện kỹ năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên 145TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017sư phạm. Việc rèn luyện kỹ năng TĐG KQHT cho sinh viên sư phạm có vai trò quantrọng, giúp SV tự xác định được mức độ kiến thức, kĩ năng của bản thân, trên cơ sở đó,họ có kế hoạch điều chỉnh việc học tập nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Đồngthời TĐG giúp SV sau này ra trường làm GV biết cách ĐG học sinh cũng như hướngdẫn HS TĐG vì đó cũng là yêu cầu của GDPT hiện nay đòi hỏi GVPT phải có kỹ năngTĐG để hướng dẫn học sinh TĐG. Tuy nhiên, việc TĐG KQHT của sinh viên cần phảiđược rèn luyện theo các bước cụ thể chứ không phải tự phát. Thực tế hiện nay ở trườngsư phạm TĐGKQHT chưa được quan tâm đúng mức. Trong nghiên cứu của mình,chúng tôi nghiên cứu về vấn đề kỹ năng, rèn kỹ năng, các giai đoạn hình thành kỹ năngnói chung và việc rèn kỹ năng TĐG KQHT cho sinh viên sư phạm.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Các khái niệm2.1.1. Khái niệm kỹ năng Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng: Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam: kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoahọc vào thực tiễn [7]. V.A.Krutretxki (1980) cho rằng: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động -cái mà con người lĩnh hội được. Để làm rõ khái niệm kỹ năng, tác giả đã phân tích kỹvai trò của việc luyện tập trong thực tiễn, trong hoạt động trong quá trình hình thành kỹnăng. Trong một số trường hợp, kỹ năng là phương thức sử dụng các tri thức vào trongthực hành, tức là khi có tri thức, con người cần phải áp dụng và sử dụng chúng vàotrong cuộc sống, vào trong thực tiễn. Trong quá trình luyện tập, trong hoạt động thựchành, kỹ năng trở nên được hoàn thiện và trong mối quan hệ đó, hoạt động của conngười cũng trở nên được hoàn h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: