Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.15 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tác phẩm Nguyễn Bình Phương lôi cuốn không ở cốt truyện, sự phát triển của tính cách nhân vật. . . mà ở hệ thống cấu trúc biểu tượng. Nhà văn này đã tạo ra một hệ thống cấu trúc biểu tượng mang tính siêu thực để giúp người đọc cảm nhận về một thế giới hiện thực. Đi tìm biểu tượng cũng chính là hành trình khám phá thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 77-82 BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Hồng Đức 1. Đặt vấn đề Nguyễn Bình Phương là một trong những cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng tiểu thuyết ngắn của nền văn học Việt Nam đương đại. Tác phẩm Nguyễn Bình Phương lôi cuốn không ở cốt truyện, sự phát triển của tính cách nhân vật. . . mà ở hệ thống cấu trúc biểu tượng. Nhà văn này đã tạo ra một hệ thống cấu trúc biểu tượng mang tính siêu thực để giúp người đọc cảm nhận về một thế giới hiện thực. Đi tìm biểu tượng cũng chính là hành trình khám phá thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 2. Mở đầu Trong dòng chảy chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nổi lên một khuynh hướng - khuynh hướng tiểu thuyết ngắn. Nó gắn liền với một số cái tên như Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Mạc Can, Nguyễn Viện. . . và không thể không nói tới Nguyễn Bình Phương. Với Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thuỷ (2003) và Ngồi (2006), Nguyễn Bình Phương được gọi là Lục đầu giang tiểu thuyết (Đoàn Ánh Dương). Con sông tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương liên tục được bồi tụ, hội đủ phẩm tính để làm nên phong cách của một trong những cây bút tiêu biểu cho một khuynh hướng tiểu thuyết. Tác phẩm Nguyễn Bình Phương gây ấn tượng với người đọc không ở sự phát triển của cốt truyện, tính cách nhân vật. . . Nó dẫn dụ bằng những mộng mị, ảo huyền. Chính nghệ thuật hiện thực hư ảo hay là phương thức huyền thoại ấy đã giúp Nguyễn Bình Phương thành công với những trang viết của mình. Để thực hiện bút pháp này cần sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó việc sử dụng những biểu tượng nghệ thuật có ý nghĩa then chốt. Đi tìm biểu tượng trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương cũng là một cách khám phá để giải mã cho những hoà âm lạ lùng, những hoà sắc dị kỳ mà cây bút tiểu thuyết độc đáo này đã tạo dựng. Bài viết tập trung nghiên cứu ba tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Bình Phương là Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thuỷ và Ngồi. 77 Hoàng Thị Huệ 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Giới thuyết chung về biểu tượng Có nhiều cách hiểu khác nhau về biểu tượng. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ nhất, 2001) thì biểu tượng (symbol) là cái được dùng để tượng trưng cho điều gì đó. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý trong công trình Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đã dẫn quan niệm của Petit Larousse (1993) cho rằng: biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con vật hay đồ vật, biểu thị một điều trừu tượng; nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó. . . Hiểu một cách chung nhất, biểu tượng là hình ảnh, sự vật hay đồ vật biểu thị một điều trừu tượng, bao gồm hình thức cảm tính (cái biểu hiện - tồn tại trong hiện thực khách quan) và ý nghĩa (cái được biểu hiện). Đương nhiên dung lượng nội hàm của cái biểu đạt và cái được biểu đạt không hoàn toàn bằng nhau, thậm chí giữa chúng có một độ chênh lớn (phụ thuộc vào nhiều yếu tố). Và bởi vậy, biểu tượng luôn mang tính đa trị, cái được biểu đạt thường dồi dào hơn cái biểu đạt. Biểu tượng có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ: tâm lý, văn hoá, ngôn ngữ, văn học. . . Trong văn học, biểu tượng được xem là một sáng tạo nghệ thuật. Đó là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. Từ một biểu tượng được lựa chọn sẽ cho thấy quan điểm thẩm mỹ của tác giả, rộng hơn của cả một thời đại, dân tộc, một nền văn hoá. 3.2. Biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Trong dòng tiểu thuyết ngắn đương đại Việt Nam, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương có một dáng vẻ khá độc đáo. Thành công trong sự kết hợp giữa tính hiện đại và phong cách tiểu thuyết truyền thống, Nguyễn Bình Phương đã góp thêm cho đời sống văn học chúng ta một gương mặt mới. Trong tiểu thuyết của anh, thế giới hiện lên sống động, đan xen hiện thực và ảo huyền, ánh sáng và bóng tối. . . Đó là cái thế giới mà mỗi cá thể phải tự đấu tranh quyết liệt, chí ít cũng phải suy tư ngẫm ngợi. Ý tưởng đó của nhà viết tiểu thuyết được cụ thể hóa qua những biểu tượng đầy ám ảnh. Hầu hết tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đều phát sáng nhờ những biểu tượng. Biểu tượng cũng là nơi người đọc chia sẻ cùng tác giả để làm nên sức sống cho tác phẩm. Ở Thoạt kỳ thuỷ hình tượng trở đi trở lại nhiều lần và ám ảnh nhất là trăng. Trăng gắn chặt với cuộc đời Tính (nhân vật chính) như hình với bóng. Vừa chào đời, Tính đã bị ám ảnh bởi trăng “Tính ngợp trong thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo, rên xiết” [7;15]. Có một nỗi sợ hãi vô hình từ ánh sáng trong suốt lạnh lẽo đó. Từ đó, theo suốt cuộc đời Tính, trăng ám ảnh như một định mệnh. Hiện thực cuộc sống của Tính, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 77-82 BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Hồng Đức 1. Đặt vấn đề Nguyễn Bình Phương là một trong những cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng tiểu thuyết ngắn của nền văn học Việt Nam đương đại. Tác phẩm Nguyễn Bình Phương lôi cuốn không ở cốt truyện, sự phát triển của tính cách nhân vật. . . mà ở hệ thống cấu trúc biểu tượng. Nhà văn này đã tạo ra một hệ thống cấu trúc biểu tượng mang tính siêu thực để giúp người đọc cảm nhận về một thế giới hiện thực. Đi tìm biểu tượng cũng chính là hành trình khám phá thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 2. Mở đầu Trong dòng chảy chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nổi lên một khuynh hướng - khuynh hướng tiểu thuyết ngắn. Nó gắn liền với một số cái tên như Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Mạc Can, Nguyễn Viện. . . và không thể không nói tới Nguyễn Bình Phương. Với Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thuỷ (2003) và Ngồi (2006), Nguyễn Bình Phương được gọi là Lục đầu giang tiểu thuyết (Đoàn Ánh Dương). Con sông tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương liên tục được bồi tụ, hội đủ phẩm tính để làm nên phong cách của một trong những cây bút tiêu biểu cho một khuynh hướng tiểu thuyết. Tác phẩm Nguyễn Bình Phương gây ấn tượng với người đọc không ở sự phát triển của cốt truyện, tính cách nhân vật. . . Nó dẫn dụ bằng những mộng mị, ảo huyền. Chính nghệ thuật hiện thực hư ảo hay là phương thức huyền thoại ấy đã giúp Nguyễn Bình Phương thành công với những trang viết của mình. Để thực hiện bút pháp này cần sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó việc sử dụng những biểu tượng nghệ thuật có ý nghĩa then chốt. Đi tìm biểu tượng trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương cũng là một cách khám phá để giải mã cho những hoà âm lạ lùng, những hoà sắc dị kỳ mà cây bút tiểu thuyết độc đáo này đã tạo dựng. Bài viết tập trung nghiên cứu ba tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Bình Phương là Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thuỷ và Ngồi. 77 Hoàng Thị Huệ 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Giới thuyết chung về biểu tượng Có nhiều cách hiểu khác nhau về biểu tượng. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ nhất, 2001) thì biểu tượng (symbol) là cái được dùng để tượng trưng cho điều gì đó. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý trong công trình Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đã dẫn quan niệm của Petit Larousse (1993) cho rằng: biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con vật hay đồ vật, biểu thị một điều trừu tượng; nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó. . . Hiểu một cách chung nhất, biểu tượng là hình ảnh, sự vật hay đồ vật biểu thị một điều trừu tượng, bao gồm hình thức cảm tính (cái biểu hiện - tồn tại trong hiện thực khách quan) và ý nghĩa (cái được biểu hiện). Đương nhiên dung lượng nội hàm của cái biểu đạt và cái được biểu đạt không hoàn toàn bằng nhau, thậm chí giữa chúng có một độ chênh lớn (phụ thuộc vào nhiều yếu tố). Và bởi vậy, biểu tượng luôn mang tính đa trị, cái được biểu đạt thường dồi dào hơn cái biểu đạt. Biểu tượng có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ: tâm lý, văn hoá, ngôn ngữ, văn học. . . Trong văn học, biểu tượng được xem là một sáng tạo nghệ thuật. Đó là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. Từ một biểu tượng được lựa chọn sẽ cho thấy quan điểm thẩm mỹ của tác giả, rộng hơn của cả một thời đại, dân tộc, một nền văn hoá. 3.2. Biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Trong dòng tiểu thuyết ngắn đương đại Việt Nam, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương có một dáng vẻ khá độc đáo. Thành công trong sự kết hợp giữa tính hiện đại và phong cách tiểu thuyết truyền thống, Nguyễn Bình Phương đã góp thêm cho đời sống văn học chúng ta một gương mặt mới. Trong tiểu thuyết của anh, thế giới hiện lên sống động, đan xen hiện thực và ảo huyền, ánh sáng và bóng tối. . . Đó là cái thế giới mà mỗi cá thể phải tự đấu tranh quyết liệt, chí ít cũng phải suy tư ngẫm ngợi. Ý tưởng đó của nhà viết tiểu thuyết được cụ thể hóa qua những biểu tượng đầy ám ảnh. Hầu hết tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đều phát sáng nhờ những biểu tượng. Biểu tượng cũng là nơi người đọc chia sẻ cùng tác giả để làm nên sức sống cho tác phẩm. Ở Thoạt kỳ thuỷ hình tượng trở đi trở lại nhiều lần và ám ảnh nhất là trăng. Trăng gắn chặt với cuộc đời Tính (nhân vật chính) như hình với bóng. Vừa chào đời, Tính đã bị ám ảnh bởi trăng “Tính ngợp trong thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo, rên xiết” [7;15]. Có một nỗi sợ hãi vô hình từ ánh sáng trong suốt lạnh lẽo đó. Từ đó, theo suốt cuộc đời Tính, trăng ám ảnh như một định mệnh. Hiện thực cuộc sống của Tính, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biểu tượng nghệ thuật Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Văn học Việt Nam đương đại Hệ thống cấu trúc biểu tượngGợi ý tài liệu liên quan:
-
119 trang 74 0 0
-
188 trang 72 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học
102 trang 66 0 0 -
Nghiên cứu tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương từ lý thuyết liên văn bản
10 trang 60 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
116 trang 33 0 0 -
Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại
8 trang 30 0 0 -
hồi ký nguyễn hiến lê: phần 1 - nxb văn học
191 trang 25 0 0 -
111 trang 23 0 0
-
Kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Cõi nhân gian của Nguyễn Phúc Lộc Thành
14 trang 23 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương
118 trang 23 0 0