Danh mục

Bình giải Tứ thư: Luận ngữ - Mạnh tử - Đại học - Trung dung (Phần 1)

Số trang: 650      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.03 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (650 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ sách "Bình giải Tứ thư: Luận ngữ - Mạnh tử - Đại học - Trung dung" này gồm 4 quyển: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung được biên soạn từ bộ Tứ thư. Sách bao gồm cả nguyên bản Hán văn, bản Việt dịch cũng như các phần chú thích và bình giải của soạn giả Lý Minh Tuấn. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 của cuốn sách!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình giải Tứ thư: Luận ngữ - Mạnh tử - Đại học - Trung dung (Phần 1) TỨ THƯ BÌNH GIẢI 四書評解 LUẬN NGỮ - MẠNH TỬ - ĐẠI HỌC - TRUNG DUNG LÝ MINH TUẤN biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN hiệu đính NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả.Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. KHXB số 888-2010/CXB/45-139/TG QĐXB số 864/QĐ-TG In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Bình 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP. HCM, Việt Nam MỤC LỤCLỜI GIỚI THIỆULUẬN NGỮ CHƯƠNG I. HỌC NHI CHƯƠNG II. VI CHÍNH CHƯƠNG III. BÁT DẬT CHƯƠNG IV. LÝ NHÂN CHƯƠNG V. CÔNG DÃ TRÀNG CHƯƠNG VI. UNG DÃ CHƯƠNG VII. THUẬT NHI CHƯƠNG VIII. THÁI BÁ CHƯƠNG IX. TỬ HÃN CHƯƠNG X. HƯƠNG ĐẢNG CHƯƠNG XI. TIÊN TIẾN CHƯƠNG XII. NHAN UYÊN CHƯƠNG XIII. TỬ LỘ CHƯƠNG XIV. HIẾN VẤN CHƯƠNG XV. VỆ LINH CÔNG CHƯƠNG XVI. QUÝ THỊ CHƯƠNG XVII. DƯƠNG HOÁ CHƯƠNG XVIII: VI TỬ CHƯƠNG XIX. TỬ TRƯƠNG CHƯƠNG XX. NGHIÊU VIẾTMẠNH TỬ CHƯƠNG I. LƯƠNG HUỆ VƯƠNG THƯỢNG CHƯƠNG II. LƯƠNG HUỆ VƯƠNG HẠ CHƯƠNG III. CÔNG TÔN SỬU THƯỢNG CHƯƠNG IV. CÔNG TÔN SỬU HẠ CHƯƠNG V. ĐẰNG VĂN CÔNG THƯỢNG CHƯƠNG VI. ĐẰNG VĂN CÔNG HẠ CHƯƠNG VII. LY LÂU THƯỢNG CHƯƠNG VIII. LY LÂU HẠ CHƯƠNG IX. VẠN CHƯƠNG THƯỢNG CHƯƠNG X. VẠN CHƯƠNG HẠ CHƯƠNG XI. CÁO TỬ THƯỢNG CHƯƠNG XII. CÁO TỬ HẠ CHƯƠNG XIII. TẬN TÂM THƯỢNG CHƯƠNG XIV. TẬN TÂM HẠĐẠI HỌC CHU HY CHƯƠNG CÚ CHƯƠNG I. MINH MINH ĐỨC CHƯƠNG II. TÂN DÂN CHƯƠNG III. CHỈ Ư CHÍ THIỆN CHƯƠNG IV. BẢN MẠT CHƯƠNG V. CÁCH VẬT TRÍ TRI CHƯƠNG VI. THÀNH Ý CHƯƠNG VII. CHÍNH TÂM, TU THÂN CHƯƠNG VIII. TU THÂN TỀ GIA CHƯƠNG IX. TỀ GIA TRỊ QUỐC CHƯƠNG X. TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ TỔNG LUẬNTRUNG DUNG CHU HY CHƯƠNG CÚ CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III CHƯƠNG IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI CHƯƠNG VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X CHƯƠNG XI CHƯƠNG XII CHƯƠNG XIII CHƯƠNG XIV CHƯƠNG XV CHƯƠNG XVI CHƯƠNG XVII CHƯƠNG XVIII CHƯƠNG XIX CHƯƠNG XX CHƯƠNG XXI CHƯƠNG XXII CHƯƠNG XXIII CHƯƠNG XXIV CHƯƠNG XXV CHƯƠNG XXVI CHƯƠNG XXVII CHƯƠNG XXVIII CHƯƠNG XXIX CHƯƠNG XXX CHƯƠNG XXXI CHƯƠNG XXXII CHƯƠNG XXXIIIBẢNG TRA CỨU TỪ VỰNG TRA CỨU TỪ VỰNG THEO SÁCH VÀ CHƯƠNG TRA CỨU TỪ VỰNG THEO VẦN ABC o0o LỜI GIỚI THIỆUTừ khoảng cuối thế kỷ 19, sau hàng nghìn năm ngự trị trong nền văn hoá Á Đông, Nho giáo đãhầu như suy sụp hoàn toàn trước sự tấn công ồ ạt của nền văn minh phương Tây. Nhà thơ TúXương, một trong số những “ông tú, ông nghè” hiếm hoi còn sót lại trong xã hội thời ấy đã phảiai oán kêu lên:Cái học nhà Nho đã hỏng rồi, Mười người đi học chín người thôi!Một nền học thuật dù cao siêu đến đâu mà không còn ai theo đuổi thì tự nó đã tỏ rõ dấu hiệu diệtvong, bởi ý nghĩa của một nền học thuật là gì nếu không phải là mang đến cho người học nhữnggiá trị đích thực của nó? Khi người ta đã từ chối không theo học thì mọi giá trị cao siêu ắt sẽkhông còn điều kiện để phát huy được nữa. Nhìn thấu ý nghĩa đó, cụ Trần Trọng Kim đã viết tronglời tựa sách Nho giáo như sau:“...thời thế đã xoay vần, cuộc đời biến đổi, người trong nước đang háo hức về sự bỏ cũ theo mới,không ai nghĩ đến cái nhà cổ ấy nữa...”“Cái nhà cổ” mà cụ Trần nhắc đến ở đây chính là căn nhà Nho giáo mà cụ đang ra công “giữ lấydi tích” vì e rằng sẽ đến lúc nó triệt tiêu hoàn toàn trong lòng người. Dù vậy, bộ sách Nho giáomà cụ Trần đã dày công biên soạn, được xuất bản vào khoảng đầu những năm 1930, dường nhưngày nay cũng chẳng còn mấy ai tìm đọc!Và đã gần một thế kỷ đã qua đi kể từ khi những đại biểu cuối cùng của Nho giáo chấp nhận buôngxuôi trong cuộc giằng co “cũ - mới”, bởi những nhu cầu thực tiễn của một xã hội văn minh hiệnđại không ngừng phát triển hầu như không thể được đáp ứng trong khuôn khổ của những gì màNho giáo mang đến cho người học.Thế nhưng, nền văn minh hiện đại cũng không phải là cây đũa thần mang đến cho nhân loại tấtcả. Với một khuynh hướng đã, đang và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị vật chất,nền văn minh hiện đại đã không lưu tâm nhiều đến những giá trị tinh thần trong cuộc sống, và đâychính là lý do khiến cho nhiều người sớm nhận ra rằng không ít những giá trị tinh túy của Nhogiáo giờ đây lại trở thành cái mà con người cần đến để tạo sự quân bình trong cuộc sống hiện đại.Hơn thế nữa, xét cho cùng thì những giá trị ấy thật ra là chưa từng mất đi mà vẫn được âm thầmtruyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác qua sự giáo dục dựa trên nền tảng gia đình và luân lýđạo đức xã hội Việt Nam, vốn có phần đóng góp rất lớn của Nho giáo từ nhi ...

Tài liệu được xem nhiều: